Hướng dẫn Viết bài làm văn số 3 – Văn tự sự – Sách bài tập ngữ văn lớp 10 tập 1

Đang tải...

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3

Phần một : VĂN TỰ SỰ

BÀI TẬP

1. Đề bài 1, trang 123, SGK.

2. Đề bài 2, trang 123, SGK.

3. Đề bài 3, trang 123,

4. Đề bài 4, trang 123, SGK.

5. Chiếc xe máy người cha mới mua, chưa có giấy phép lưu hành, bị cậu con trai đang học THPT mang ra đi. Những sự việc gì đã xảy ra ? Dùng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) hoặc ngôi thứ ba (tác giả) kể lại câu chuyện đó.

 

GỢI Ý LÀM BÀI

1. a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Bên bờ Hoàng Giang, Một thiếu phụ khổ đau hoặc Tôi đã chứng kiến,…

b) Dự kiến cốt truyện và lập dàn ý :

– Mở bài : Cây lau – xưng “tôi” – tự giới thiệu.

– Thân bài : Có thể kể một số sự việc sau :

+ “Đang ngả nghiêng, vui đùa theo ngọn gió mát bên sông, tôi bỗng thấy một người đàn bà thẫn thờ từ trong làng đi ra, rồi ngồi xuống bờ sông, sát bên cạnh tôi…”.

+ “Nhìn khuôn mặt, tôi nhận ra nàng Vũ Nương – người thường ra sông gánh nước và giặt giũ trong những ngày xa chồng… Chợt tôi nghe nàng than thở…”. + “Than thở một lúc, người thiếu phụ ấy đứng lên rồi lao xuống sông. Tôi giật mình hoảng sợ, cố vươn nhũng ngọn lá, những đọt hoa mới. nở định níu chân nàng, nhưng không được…”.

– Kết bài : “Nhìn những cuộn nước, bọt sông quằn quại, vật vã, tôi đứt từng cành lá, từng khúc rễ, đành cố vươn mình mượn ngọn gió cất tiếng vi vu, than khóc… để gửi trong không trung những lời… thống thiết”.

Viết thành văn bản : Dựa vào những gợi ý trên, anh (chị) hãy điều chỉnh, bổ sung rồi viết thành bài làm hoàn chỉnh.

 

2. Tương tự cách làm trên, có thể thực hiện các bước sau :

a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Những que diêm và cô bé nghèo, Chúng tôi được toả sáng hoặc Lửa diêm sưởi ấm,…

b) Dự kiến cốt truyện và lập dàn ý :

– Mở bài : Những que diêm – xưng “tôi” – tự giới thiệu.

– Thân bài : Câu chuyện theo diễn biến của truyện ngắn Cô bé bán diêm qua lời kể của những que diêm.

– Kết bài : Các sự việc xảy ra có thể theo diễn biến tương tự truyện ngắn Cô bé bán diêm. Ví dụ : “Tôi giờ đây đã cháy hết, chỉ còn là những tàn tro chụm lại bên bức tường góc phố, nhìn rõ cô bé đang bay lên cùng bà. Hai bà cháu như hai thiên thần cứ bay cao, cao mãi. Trên đôi môi thắm đỏ của cô bé nở một nụ cười tươi như một đoá hồng. Từ đoá môi hồng đỏ ngân lên một khúc hát…”. Hoặc có thể kết thúc khác, chẳng hạn : “Sau khi que diêm cuối tắt, có một ngưòi đi qua đã nâng cô bé lên, ủ vào vạt áo bành tô…”.

c) Viết thành văn bản : Dựa vào những gọi ý trên, anh (chị) hãy điềũ chỉnh, bổ sung và sáng tạo thêm để sáng tác câu chuyện sao cho có ý nghĩa.

 

3. a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Tâm sự của một chú gà chọi, Lời kể của chàng Oanh Liệt hoặc Một cuộc đời bị bỏ rơi,…

b) Lập dàn ý : Có thể xây dựng cốt truyện đảo ngược thời gian.

– Mở bài : Có thể dùng những câu trong đề bài : “Tên tôi là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”.

b) Thân bài : Con gà chọi hồi tưởng về :

+ Những ngày được cậu chủ chăm sóc, mến yêu như người ruột thịt.

+ Những chiến công oanh liệt khi xung trận đem lại niềm kiêu hãnh và tiền bạc cho cậu chủ.

+ Một trận đấu thất bại khiến cậu chủ… trắng tay và “tôi” bị bỏ roi.

– Kết bài : Trở lại thời gian hiện tại, kể một sự việc về cậu chủ, chẳng hạn do mải theo những trò chơi mới, nên cũng thất bại trong học tập… hoặc nêu vài lời than thở mang tính triết lí…

c) Viết thành văn bản : Dựa vào nhưng gợi ý trên, anh (chị) hãy viết thành bài làm hoàn chinh.

 

4. Tham khảo hai văn bản sau :

Văn bản 1

MỘT HÀNH VI HÀO HIỆP

[…] Khi tôi vào lớp […] thì thầy Péc-bô-ni vẫn chưa đến ; và ba hay bốn đứa đang hành hạ cậu Crốt-xi đáng thương, cái cậu tóc hoe, cánh tay bị liệt, có bà mẹ bán rau quả ấy. Chúng lấy thước đánh cậu ; ném vỏ hạt dẻ vào đầu cậu ; gọi cậu là con quỷ qụè và nhại cái tay của cậu. Một mình ở đầu ghế ngồi, Crốt-xi sợ hãi, nghe và nhìn khi đứa này khi đứa kia với đôi mắt van lơn, cầu chúng để cho yên thân. Nhưng bọn chúng mỗi lúc một làm già, đến nỗi cậu bắt đầu run lên và mặt đỏ bừng vì tức giận. Bỗng Phran-ti, cái thằng có bộ mặt tàn nhẫn ấy, đứng lên một i cái ghế, làm bộ như ôm mỗi tay một cái sọt, nó nhại mẹ Crốt-xi khi bà đến đón con ở cổng trường. Mấy hôm nay, không thấy bà ta đến, vì đang ốm. Thấy diễn! màn kịch câm ấy, học trò cưòi ầm lên. Crốt-xi liền mất bình tĩnh, chộp lấy lọ mực trước mặt và dùng hết sức ném vào Phran-ti. Nhưng Phran-ti tránh được và lọ mực trúng ngay vào giữa ngực thầy Péc-bô-ni vừa bước vào.

Tất cả học trò khiếp sợ, chạy về chỗ, và im thin thít như vừa có môt phép lạ.

Thầy giáo tái mặt, bước lên bục và hỏi, giọng lạc hẳn đi: “Ai ném lọ mực ?”.

Không một tiếng trả lời.

“Ai ?” – thầy Péc-bô-ni nhắc lại giọng to hơn. Ga-rô-nê động lòng thương xót Crốt-xi, liền đứng dậy và nói quả quyết: “Thưa thầy, con ạ!”.

Thầy giáo nhìn Ga-rô-nê, rồi nhìn đám học sinh đang sửng sốt, và nói giọng bình tĩnh : “Không phải con”.

Sau một phút thầy lại nói: “Người có lỗi sẽ không bị phạt, cứ đứng dậy”.

Crốt-xi đứng dậy, vừa nói vừa khóc :

– Thưa thầy các bạn trêu con, chửi con, con mất bình tĩnh… con đã ném…

– Con ngồi xuống, – thầy giáo bảo – và những ai đã khiêu khích bạn, thì đứng lên!

Bốn trong những đứa đã gây sự đứng dậy, đầu cúi gằm. Thầy Péc-bô-ni nói:

“Các cậu đã lăng mạ một người bạn không hề gây sự với mình, các cậu đã nhạo báng một người tàn tật, các cậu đã tấn công một em bé yếu đuối không có sức chống cự. Các cậu đã làm một việc hèn hạ nhất và nhục nhã nhất, có thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là những kẻ hèn nhát!”. Nói xong, thầy bước xuống giữa chúng tôi, đi về phía Ga-rô-nê, thầy đến gần, cậu cúi đầu xuống. Thầy đưa tay xuống dưới cằm Ga rô-nê, nâng đầu cậu ta lên nhìn thẳng vào mặt và nói : “Con quả có một tấm lòng cao quý !” Nhân lúc ấy, Ga-rô-nê ghé vào tai thầy, nói nhỏ mấy tiếng. Tức thì thầy quay lại bốn tên thủ phạm và bỗng nhiên bảo họ : “Thôi, thầy tha lỗi cho các con !”.

(Ết-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả,

Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2002)

 

Văn bản 2

HOA THƠM THẢO

Trời đã xao xác thu. Chân trời như nới ra, nới tới không cùng và bổng lên mãi. Thụ cảm thấy nỗi buồn chơi vơi hơn. Điều anh dự cảm đã tới gần:

Anh phải cố vui cho lũ trẻ không phát hiện ra cái ngày khủng khiếp đang tới.

Từ khi mẹ mất, trong ngôi nhà tình nghĩa chỉ còn một mình anh. Các anh chị em ruột thương anh lắm. Ai cũng muốn đón anh về nhà mình để được săn sóc anh.

Nhưng anh từ chối một cách khéo léo. Anh vẫn dựa vào luận thuyết không đổi của anh là “Đừng bắt ai khổ theo mình”.

Trường Trung học cơ sở xã phân công Hạnh, Ngân, Thu luôn tới thăm, đỡ đần anh để anh đỡ buồn. Ba cô bé bàn với nhau : mỗi người sưu tầm một số truyện, môt sốbài thơ đến kể hoặc đọc cho anh nghe.

Ba cô bé thường đến nhà anh vào sau giờ học chiều mỗi ngày và một vài giờ vào ngày chủ nhật. Anh cảm động và vui lắm. Các cô bé đã làm cho anh sống lại một thời xa… Hạnh, Ngân, Thu hồn nhiên và trong sáng như nắng xuân. Anh đã đặt tên cho các cô bé là “Thiên đồng của chú”. Những việc gì có thể làm được, các Thiên đồng không để anh phải nhúng tay. Các cô bẻ đã kể chuyện, đọc thơ và có lúc còn hát cho anh nghe. Cứ sau mỗi “tiết mục”, “diễn viên” được khán giả duy nhất đặc biệt cổ vũ nhiệt liệt và còn được nghe những lời nhận xét rất tinh tế. Các Thiên đồng ngạc nhiên trước sự hiểu biết sâu rộng của chú thương binh độc thân dáng vẻ khù khờ.                                                                     *

Đến lượt anh kể chuyện cho các Thiên đồng nghe. Đó là trận đánh như huyền thoại ở Tây Nguyên mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân dẫn tói trận thắng cuối cùng. Cảm động nhất vẫn là trận giữ cầu Sài Gòn. Ta tiến thần tốc. Giặc chạy nháo nhào. Sau đó giặc bèn phản kích nhằm phá sập cây cầu trọng yếu. Nếu cầu sập, xe pháo hướng chủ công này của ta không thể tiến vào Sài Gòn đựợc. Vì vậy ta quyết giữ. Giặc quyết chiếm lại. Trận chiến diễn ra rất khốc liệt […].

Khi chiếc xe tăng đầu tiên của ta lăn xích trên cầu, người chiến sĩ cuối cùng giữ cầu trúng đạn. Một chiến sĩ ta từ trên xe tăng nhảy xuống cấp cứu anh chiến sĩ bị thương. Anh chiến sĩ giữ cầu thều thào :

– Không… phải… lo… cho… tôi… Vào… nhanh… lên…!

Hiểu ý người chiến sĩ giữ cầu, anh lính xe tăng hỏi:

– Đồng chí tên là gì ?

Anh chiến sĩ xe tăng không nhận được câu trả lời mà chỉ nhận được một nụ cưòi mơ hồ… Anh lính xe tăng oà khóc như trẻ con rồi bế thốc xác người chiến sĩ giữ cầu nhảy lên một chiếc xe tăng của ta vừa băng tói… Người lính xe tăng đó không phải ai khác mà chính là Thụ. Các Thiên đồng cùng sụt sùi khiến Thụ cũng không cầm được lòng. Anh nói trong xúc động :

– Trước lúc bình minh mà còn bao người phải ngã xuống […]. Họ không lưu lại gì cho bản thân. Họ vĩ đại trong thầm lặng và hành động anh hùng ấy trở thành bất tử.

Các Thiên đồng lặng đi. Hạnh, Ngân, Thu đã gặp các chiến sĩ Giải phóng nhưng chỉ gặp qua bài giảng. Nay các Thiên đồng được tiếp xúc với người trong cuộc bằng xương bằng thịt. Điều đó làm cho Hạnh, Ngân, Thu hiểu quân Giải phóng cụ thể hơn, lung linh hon.

Ngày thương binh tới. Hạnh, Ngân, Thu mang đến một bó hoa trắng muốt có dải băng đỏ nổi lên dòng chữ vàng “Kính tặng chú – Nhân ngày thiêng liêng 27 tháng 7”. Thụ cảm nhận niềm hạnh phúc các cháu đem đến tới mức bàng hoàng. Bỗng nhiên trong anh bừng lên một liên tưởng đầy mĩ cảm. Các cháu trong lành như những bông hoa toả ra sự thơm thảo. Sự liên tưởng tài hoa ấy làm anh lâng lâng. Anh bèn tặng các Thiên đồng bài Hoa thơm thảo sau khi anh khổ sở chắp vần :

Thơm thảo nào bằng thơm thảo ơi

Thiên đồng an ủi ấm lòng tôi

Giọt máu đã rơi không vô nghĩa

Để cháu hôm nay sáng nụ cười…

Nhận bài thơ, các Thiên đồng vui khôn xiết. Bất ngờ Thụ hỏi:

– Vì sao các cháu tặng chú bó hoa toàn màu trắng ?

Hạnh nhanh nhảu:

– Vì chú có một tình yêu rất trong sáng.

– Ai nói với cháu ?

– Cháu giặt áo cho chú. Trong túi áo của chú có một lá thư…

– À ra vậy!

Ngân xen vào :

– Hay là chú không yêu cô Thảo Trang lắm ?

– Ngược lại cháu ạ…

– Vậy sao chú lại…

– Cháu ạ, yêu ai phải làm cho người ấy thật hạnh phúc. Chú tàn phế bởi vết thương ở cột sống. Chẳng lẽ lại bắt cô Thảo Trang khổ theo một đời. Khổ đau, chú gánh là đủ.

– Nhưng nếu cô Thảo Trang hiểu khác đi ?

Đúng vậy. Song ngày nay cô Thảo Trang đã hiểu. Vì thếkỉ niệm thời sinh viên hai năm chú và cô Thảo Trang học với nhau – càng đáng trân trọng.

Giá như chú không phải ra đi diệt trừ tội ác…

Đám tang rặt một màu hoa trắng. Đi sau quan tài có ba cô bé mặc áo xô trắng. Một ông già cốt cách như tiên, giọng vang như gió nói:

– Bà con ơi, có một người sống như hoa cỏ. Nay người ấy về giời. Vĩnh  biệt người ấy, tôi đọc những điều lúc sống người ấy viết

Thơm thảo nào bằng thơm thảo ơi

Thiên đồng an ủi ấm lòng tôi

Giọt máu đã rơi không vô nghĩa

Để cháu hôm nay sáng nụ cười…

Không có tiếng khóc nhưng lệ cứ rơi. Mọi người cố mím chặt môi!

Người quá cố dặn lại không dùng kèn trống nên đám tang lặng lẽ một cách trang nghiêm.

Người cuối cùng quỳ bên mộ là một thiếu phụ. Chị đặt lên mộ Thụ một bông hoa trắng. Mùi hoa mùi hương lan xa, lan xa… Hạnh, Ngân, Thu đứng gần đó lặng lẽ cúi đầu !

(Phạm Đỗ Thái Hoàng, 35 tác phẩm được giải

cuộc vận động viết ưuyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng, Sđd)

 

5. a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Chiếc xe tội nghiệp, Một việc làm vội vã hoặc Anh hùng xa lộ bị gãy chân,…

b) Lập dàn ý: Có thể xây dựng cốt truyện đảo ngược thời gian.

– Mở bài: Nhân vật (hoặc “tôi”) bị gãy chân phải bó bột, ngồi ở nhà nhìn chiếc xe máy mới cũng bị thương (rách yếm, gãy càng,…), buồn và ân hận.

– Thân bài: Hồi tưởng lại một số sự việc đã xảy ra :

+ Vui sướng khi thấy bố dắt xe mới về nhà.

+ Khéo léo thuyết phục bố cho mượn xe đi thử.

+ Khi bố đến cơ quan, rủ thằng bạn thân đem xe ra phố nổ máy, tăng ga,… và tai nạn xảy ra…

– Kết bài : Trở lại hiện tại, một lời nhủ thầm, tự nói vói mình và tâm sự vói chiếc xe – nạn nhân của sự ngông cuồng dại dột…

c) Viết thành văn bản : Từ những gợi ý trên, anh (chị) hãy viết thành văn bản tương tự một truyện ngắn.

 

Xem thêm Hướng dẫn Viết bài làm văn số 3 –

Văn Nghị luận tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận