Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây

Đang tải...

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Khái niệm sử thi

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần,. nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Có hai loại sử thi:

-Sử thi thần thoại: là loại sử thi kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc, các vùng cư trú thời cổ đại của họ hoặc cũng có khi kể về sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu. Có một số sử thi tiêu biểu cho thể loại này: Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường), Ẩm ệt luông (dân tộc Thái), Cây nêu thần (dân tộc Mơ-nông),…

-Sử thi anh hùng: là những câu chuyện kể về cuộc đời và những chiến công hiển hách của người anh hùng – người đại diện cao nhất cho sự giàu có, quyền lực, sức mạnh và ước mơ của cộng đồng người thời cổ đại. Các tác phẩm tiêu biểu cho thể loại này: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú (dấn tộc Ê-đê), Đăm Noi (dân tộc Ba-na),…

2.Về đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

-Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.

-Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn: Sau khi về làm chồng hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grư), tù trưởng sắt (Mtao Xmây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông làm lụng đã kéo người tới cướp phá buôn của chàng, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần, Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và đều chiến thắng, cứu được vợ và tịch thu của cải, đất đai của kẻ địch khiến oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có, đông đúc. Một lần tình cờ gặp cây sơ-múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ kì được. Liền đó, cả hai vợ đều chết và Đăm Săn phải tìm lối lên trời xin thuốc thần cứu vợ sống lại. Ít lâu sau, Đăm Săn tìm cách lên trời hỏi nữ thần Mặt Trời (con gái của Trời) về làm vợ. Tức giận vì bị từ chối, chàng bỏ về và cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Ang khiến nàng có mang và sinh ra đứa con trai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Tóm tắt diễn hiến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của tù trưởng.

Với lối miêu tả song hành hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây trong suốt diễn biến trận đánh, tác phẩm làm nổi bật sự hơn hẳn của Đăm Săn so với Mtao Mxây về cả tài năng, sức lực, về cả phong độ, phẩm chất. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng được mô tả qua các chặng.

a.Đăm Săn khiêu chiến và thái độ cùa Mtao Mxây: Trước thái độ quyết liệt của Đăm Săn ngay từ chặng đầu này, Mtao Mxây đã run sợ (sợ bị đối phương đâm lén, tuy mặt mũi dữ tợn, trang bị đầy mình nhưng Mtao Mxây đã tỏ ra tần ngần, đắn đo, do dự,…)

b.Vào trận đánh:

-Hiệp đấu thứ nhất:

Hai bèn lần lượt múa khiên:

+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra kém cỏi (khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô).

+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra tài giỏi hơn hẳn (múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc).

Kết quả hiệp đấu: Đăm Săn đâm giáo trúng đùi, trúng người Mtao Mxây nhưng không thủng.

-Hiệp đấu thứ hai:

Được ông Trời mách bảo, Đăm Săn chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Mtao Mxây tháo chạy quanh chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu. Mtao Mxây ngã lăn quay ra đất, xin được làm lễ cầu phúc một trâu, một voi để Đăm Săn tha chết. Nhưng Đăm Săn không nghe, chàng đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường. Trận đánh diễn ra nhanh chóng và kết thúc bằng thắng lợi của người anh hùng Đăm Săn.

2.Đọc lại cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng (nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi những người này đi theo mình. Có ba lần đối đáp (Đăm Săn gọi và hỏi mọi người hưởng ứng, trả lời). Con số ba này là biểu tượng cho số nhiều, rất nhiều không sao đếm cho hết được (con số từng xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm tự sự dân gian).

Ý nghĩa biểu tượng vừa nói cho thấy tất cả dân làng (nô lệ) của Mtao Mxây hết lòng mến phục cháng, đã đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của chàng và coi chàng là tù trưởng là thủ lĩnh, là anh hùng của họ.

Điều đáng chú ý ở ba lần đối đáp là mỗi lần đều có sự khác nhau. Lần đầu. Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà. Lần thứ hai, chàng gõ vào tất cả các nhà và lần cuối gõ vào mỗi nhà trong làng.

Sự lặp lại ở đây không chỉ là sự biến đổi mà còn có sự phát triển. Các cuộc đổi thoại ấy có ý nghĩa khẳng định lòng trung thành của dân làng, mọi nô lệ với Đăm Săn. Lòng trung thành đó mỗi lúc được khẳng định hơn. Bởi vậv. sau cuộc đối thoại ấy là đoạn mô tả Đăm Săn kêu gọi mọi người cùng về và diễn ra cảnh mọi người cùng ra về đông vui như trẩy hội.                  ‘

Điều này thể hiện các ý nghĩa sau:

-Thể hiện sự thống nhất hài hoà giữa quyền lợi và khát vọng cua anh hùng sử thi với quyền lợi và khát vọng của cộng đồng. Ở đây, người thắng kẻ bại đều chung một tộc người. Nếu trước trận đánh họ sống hai nhóm rời rạc thì sau trận đánh, họ kết hợp với nhau thành một nhóm lớn mạnh hơn, đông đúc hơn.

-Cho thấy lòng mến phục thái độ hưởng ứng tuyệt đối của cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. Điều này thể hiện ý chí thống nhất của cộng đồng người Ê-đê, cũng là một biểu hiện của ý thức dân tộc.

-Thái độ của dân làng Đăm Săn đối với chiến thắng của chàng.

-Thái độ của các tù trưởng xung quanh kéo đến cùng ăn niừng chiến thắng.

Như thế. Đăm Săn người anh hùng sử thi được tỏàn thể cộng đồng người Ê-đê suy tôn tuyệt đối. Trong giai đoạn lịch sử đầy biển động ấy, số phận của cá nhân anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả một thị tộc.

3.Đoạn trích miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại. tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phái Đăm Săn. Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Ngay lập tức, họ theo về phái Đăm Săn, hoà nhập vói cuộc sống cộng đồng mới một cách tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân thành. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng tưng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào. Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc – đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triển của xã hội Ê-đê, mà trái lại nó giúp những tập thể lẻ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn mạnh hơn. Và cũng chỉ như vậy, họ mới trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để thể hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử cùa người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, tập hợp những thị tộc lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

4.Khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc, nghệ nhân sử thi trong đoạn trích trên đã sử dụng rất nhiều phép so sánh. Hoặc so sánh tương đồng có dùng từ so sánh: như gió lốc gào, như những vệt sao băng,;.. Hoặc các đoạn tả: tài múa khiên của Đăm Săn, cảnh đoàn người như trẩy hội kéo về buôn của chàng, đoạn cuối đoạn trích tả thân hình của dũng tướng Đăm Săn, các trường hợp quan hệ so sánh được tăng cấp bằng hàng loạt ngữ so sánh liên tiếp. Cũng có trường hợp so sánh tương phản, đó là đoạn tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây. Cần chú ý là sử thi luôn miêu tả tài nghệ của đối phương trước, tài nghệ của anh hùng, sau đó cũng là cách đề cao nhân vật anh hùng theo phép so sánh, miêu tả đòn bẩy.

Điều cần chú ý nữa là sử thi dùng các hình ảnh sự vật trong thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ đê làm chuẩn trong so sánh. Nghĩa là dùng vũ trụ để đo tầm cỡ, nhân vật anh hùng. Đây là một phương cách phóng đại nhằm đề cao ca ngợi anh hùng. Đây cũng là phong cách nghệ thuật đặc trưng của sử thi.

III.LUYỆN TẬP

Gợi ý:

Ông Tròi (thần linh) cũng tham gia vào cuộc chiến đấu của con người, với vai trò giúp đỡ, gợi ý. Bởi vậy, kết quả của cuộc chiến đấu, không do thần linh quyết định mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào hành động của nhân vật anh hùng, ở sử thi nào cũng có đặc điểm thần linh tham gia cùng con người trong trận chiến đấu .Nhưng trong sử thi Tây Nguyên, quan hệ giữa thần linh và con người gần gũi, thân thiết hơn. Đây chính lả dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ, dấu vết của một xã hội chưa có sự rạch ròi phân hoá giai cấp. Còn việc thần linh chi đóng vai trò cố vấn cho con người là một biếu hiện của ý thức dân chủ công xã thời thị tộc. Tất cả những điều vừa đề cập đã góp phần đề cao vai trò của nhân vật anh hùng sử thi.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận