Hướng dẫn phân tích Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống

Đang tải...

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1:

CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

(HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI (Gợi ý đề bài và gợi ý cách làm bài)

Đề 1. Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông (THPT).

Với đề bài này, học sinh cần nêu được các ý sau:

-Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trờ thành một học sinh THPT.

-Thân bài:

+ Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường.

*Khung cảnh trường (rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, có nhiều bồn hoa, cây cố thụ,…)

*Những khuôn mặt mới (thầy cô, bạn bè, cảm giác xa lạ nhưng lại có một sợi dây gắn bó gần gũi, vô hình….)

+ Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên.

*Lời thầy (cô) hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã,…)

*Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm xúc động chung ra sao?)

+ Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên: Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng nhưng cả lớp hoà nhập nhanh và hào hứng như lúc còn là học sinh lóp 9, buổi học qua nhanh nhưng có nhiều ấn tượng.

-Kết bài:

+ Cảm giác vui vẻ, bâng khuâng.

+ Trong lòng có nhiều cảm xúc lạ.

Bài viết tham khảo:

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi vợi những ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.

Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường. Tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách,… Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp,… đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,., in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba – một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang và không gian thoáng đãng… Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lôi vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ. Nào là hàng cây. phòng học, cột cờ tất cả đều hiện hữu trước mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng, bao niềm vui sựớng và tôi đã thốt lèn: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”

Chúng tôi,học sinh lớp 10 cũng như các anh chị lớp 11 được phân công về các lớp. Tôi thầm ước mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn mới. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” – Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi. hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, mái tóc đen dài… Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Bởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của cấp ba. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này. Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trường gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hòa nhập vào một môi trường mới. Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thông dạy học – Trường THPT Chu Văn An. bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ. Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Với bao nhiêu điều suv nghĩ trong tôi. Có cả niềm vui xen lẫn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng… Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ.

(Sưu tầm)

Đề 2. Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu.,sang đông, sang xuân hoặc sang hè).

Nội dung bài làm văn này phụ thuộc vào việc người viết chọn thời khắc chuyển mùa là lúc nào. Mỗi khoảnh khắc giao mùa lại có những dấu hiệu riêng rất đặc trưng. Theo đó, nó cũng mang một eiá trị thẩm mĩ riêng. Điều quan trọng là làm bài cần nêu được những nét tinh tế ấy.

Có thể tham khảo một dàn ý khái quát chung cho loại đề này.

-Mở bài:

+ Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là lúc giao mùa.

+ Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh tế không chỉ ở thế gới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.

+ Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ mùa hè sang mùa thu (từ đông sang xuân, xuân sang hè,…) để lại nhiều ấn tượng và niềm say mê hơn cả.

-Thân bài:

+ Cảm nghĩ về thiên nhiên:

*Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn,…)

*Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó,…)

+ Cảm nghĩ về đời sống con người:

*Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)

*Con người: vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu minh lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông),…

-Kết bài:

Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là nhũng đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Cảm nhận nhũng biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn.

Bài viết tham khảo:

“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang

Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ

Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”

Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui, niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…

Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa. trốn tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời xanh biếc gọn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương. Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi của ông tiên, ông bụt trong các câu chuyện cổ êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh. Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần… Phải rồi, hạ đang mang đi nhũng chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng ve… báo thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà Nội thơm mùi cốm làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi. một bên là vực. Và nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò.

Hạ chưa hẳn đã qua, thu chưa hẳn đã sang, cải chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kế ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy nhau. Tình vợ chồng khiến Ông Ngâu, Bà Ngâu vừa mừng vừa tủi mà khóc. Vì thế mà tiết trời đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu. Tên mưa ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rât đặc biệt, bởi câu chuyện kê về nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.

Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không trần trề sức sống như xuân, không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trườnng, được học tập vui chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người, Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một nguời phụ hồ hay mẹ bạn là một người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế, đừng bao giờ để cha mẹ buồn nhé bạn?…

Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa-trẻ nào cũng được đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn giá lạnh và non nớt ấy.

Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy , mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm, cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến sức khoẻ cha tôi giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay mệt mỏi mà nhiều khi vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật nhẹ nhàng, nó giống như một con gió lưót qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp. Mang theo bầu trời thu trong veo như cao hơn, nước thu trong vắt như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.

“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu

Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức

Để ngày mai sống với gì là thực

Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa… “

(Sưu tầm)

Đề 3. Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của anh (chị): Cảm nghĩ về mẹ, cha, bạn bè,… đều có thể xây dựng một bố cục bài viết giống nhau chỉ khác nội dung các ý. Dưới đây là một dàn bài nêu cảm nghĩ về mẹ.

-Mở bài:

+ Chọn một câu ca dao, câu nói, câu hát… về mẹ để vào đề (mở bài gián tiếp).

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

+ Mẹ như núi cao, biển rộng, sông sâu. Mẹ lớn lao mà gần gũi và yêu thương biết mấy. Mẹ không chỉ là tuổi thơ với những câu hát ru ngọt ngào, êm ả mà còn là cây cao bóng cả che chở cho suốt cuộc đời bé nhỏ của con.

-Thân bài:

+ Miêu tả những, nét ấn tưọng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, đôi tay….) Tất cả gợi lên những ấn tượng của em về mẹ: mẹ hiền hòa, thân thiết và giàu yêu thương.

+ Cảm nhận chung về cuộc sống và công việc hằng ngày của mẹ: mẹ đảm đang, tháo vát, dù bận trăm công nghìn việc (việc đồng áng hay cơ quan), mẹ vẫn chăm chút lo lắng chu đáo cuộc sống của cả gia đình (lo bữa cơm, giấc ngủ, lo cho con cái học bài,…). Cuộc sống của mẹ bình thường và đơn giản nhưng đó là sự hi sinh cao cả cho cả gia đình.

+ Những tình cảm riêng của mẹ đối với con: là con út… em được chiều chuộng, chăm bẵm nhiều hơn. Nhưng mẹ dạy bảo nhiều điều hay lẽ phải. Và hơn thế chính mẹ là tấm gương sáng về cầch ứng xử, về giao tiếp, về thị lực để cho em noi theo.

+ Lời tự nhủ của bản thân: cố gắng học tập để làm hài lòng cha mẹ. Làm nhiều việc tốt đề xứng đáng với những gì mẹ hi sinh cho cả gia đình.

Kết bài:

+ Mẹ là nguồn vui là ánh sáng diệu kì soi đường dẫn lối cho cuộc đời của mỗi chúng ta.

-Mẹ là động lực để ta phấn đấu.

Bài viết tham khảo:

Trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè. Còn riêng tôi, hình ảnh ngưòi bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời, bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khoẻ mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ. Thế nhưng bây giờ. vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp. Giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo tẹo. Đôi mắt sâu duới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hằng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe ôm. Hằng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngả bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó thật khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường xóc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát. Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38 – 40 c, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8. rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó như vậy. Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những con đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng; tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi! Giá như con có thể những cơn đau đó vào mình thay cho bố. Giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không? Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn nói với bố đừng đi làm nữa, tôi có thế nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng về tôi nhiều lắm. Bố luôn nói, bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa, bố học giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn dạy cho mấy chị em học bài. Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi ngưỡng mộ bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng… Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân: “Em là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động. Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người. Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời”. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong mơ ước của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường xán lạn, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy nhũng lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chi bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù, những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên tưới nước vào mỗi buổi sáng, những cây thiết mộc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không toả hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về nhũng chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn. Cuộc đời bố thật nhiều vất vả, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng của bố. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỉ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng nó như chính linh hồn của mình.

(Sưu tầm)

Đề 4. Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào quên? Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông, Lão Hạc, Tắt đèn,….

Hướng dẫn chung

Với thể loại bài này thường phải căn cứ vào những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để nêu cảm nghĩ tránh kể lan man, xa đề.

Bài viết tham khảo:

Chúng ta đã từng học qua nhũng truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ, thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lí thú. Nó,cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gợi về chan chứa nhũng yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Đó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hi sinh.

Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn. Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến, thương khi con không lấy được vợ vì nhà nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm, miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng – kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình.

Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác. Lão Hạc chết. Cái chết của lăo Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phái rút ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước, thử hỏi những người kia có thệ cầm cự được bao lâu?

Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người. Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

(Sưu tầm)

Đề 5. Cảm nghĩ về một bài thơ hoặc nhà thơ.

Hướng dẫn chung:

Cảm nghĩ về một bài thơ là cảm nghĩ về những nét độc đáo trong sáng tạo của người nghệ sĩ (nêu cảm nghĩ vê một nhà thơ mà ta chưa gặp thì phải căn cứ vào bài giới thiệu tác giả của SGK hay những hiểu biết về tác giả qua sách, báo, ti vi để lập ý).

Bài viết tham khao: (Bài Nhàn được nhắc tới trong bài sẽ được học vào tuần 14)

Trạng Trinh Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh “nồi da nấu thịt”. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa. Là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc. “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ về đề tài “tịch cư” trong văn học trung đại. Bài thơ vẽ nên một bức tranh sinh hoạt của người ấn sĩ với thú vui dân dã. Khi về ở ẩn Trạng Trinh đã tỏ ra rất bàng lòng với lựa chọn của mình:

Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ?

An nhàn ngã thị địa trung tiên!

(Kẻ sĩ trong thiên hạ ai Ià người trong sạch, thanh cao?

Yên vui nhàn nhã, ta đây đích thực là tiên Trong đời!)

(Ngụ hứng)

Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần:

Nội đắc tâm thân lạc,

Ngoại vô hình dịch lụy.

(Bèn trong được thủ vui của tâm, của thân,

Bên ngoài khói phai chạy vạy để phục dịch cho hình xác.)

(Cảm hứng)

Thú vui nhàn dật, tránh xa khỏi vòng danh lợi là một đề tài khá quen thuộc của văn học thế kỉ XVI. Nhiều tác giả ca ngợi cuộc sống miền thôn dã với thú vui điền viên sơn thủy:

Yêu thay miền thôn tịch;

Yêu thay miền thôn tịch!

Cư xử dầu lỏng;

Ngao du mặc thích.

Khéo chiều người mến canh sơn hà;

Dễ quyến khách vui miền tuyền thạch.

(Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Cuộc sống tự nhiên, thanh tao miền “tịch cư’’ đã giúp các nhà nho tránh được nhũng phiền phức chốn quan trường. Cuộc sống nhàn tịch miền thôn dã được tác giả miêu tả ở hai câu đề và hai câu thực:

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thân dâu ai vui thú nào Thu ăn măng trúc, đông ân giá,

Xuân tăm hô sen, hạ tăm ao.

Cách dùne sô từ. danh từ, từ “thơ than” trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai cậu đề ơọ’i nên dáng vẻ uns dung trong công việc lao độn« hằng ngày và thê hiện những nhu cầu khiêm tốn của cuộc sống ân dật. Cuộc sống thật gần ơũi với tự nhiên, đon giản mà thanh sạch, vô tư, duửns như khôn” mảy may vuứng bận nhũng lo toan của cuộc sống bon chen nơi đông đúc. Cuộc sống đơn oiản, với những sinh hoạt đạm bạc. mùa nào thức ây, không phải lo lắng gi nhiều. Đủ cả bốn mùa. mỗi mùa một sản vật, vừa thế hiện thời gian Çjuanh năm, vừa thế hiện được mối quan hệ gần gũi, hoà nhập cùng thiên nhiên. Một trong những đặc điêm nòi bật của lối sống ấn dật là hoà nhập cùng thiên nhiên. Những nhu cầu giản dị của người ân sĩ đều đưọ’c thiên nhiên thoả mãn một cách dễ dàng. Nlũmg sinh hoạt của người ẩn sĩ thật giản dị và thanh cao, giốim như một tiên khách chôn trần oian. Bằng lòng vói cuộc sons ân dật, người ấn sĩ tự hào với sự lựa chọn của chinh minh:

Ta dại, ta tìm nơi vang ve,

Người khôn, người đèn chôn lao xao.

Câu thực được tạo nên bỏ’i một lối đối rất chỉnh giữa quan niệm “dại” và “khôn’’. Một lối nói chứa hàm ý mỉa mai, thê hiện sự kiên định của nhà thơ vói lối sống nhàn dật. Tự nhận ‘‘ta dại” là một sự ngông neạo của người ờ ail, đó ià cái dại của bậc đại trí tron» thiên hạ. Cái dại của nhũng người như Mạnh Hạo Nhiên, Đào Tiềm, Nguyễn Trãi:

Câm một chương, thơ mây quyên, đù tháng ngày ngâm ngợi, ấy thủ mầu ông Mạnh Hạo Nhiên:

Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch.

(Nguyên Hàng, Tịch cư ninh thế phú)

Họ tự hào với cuộc sống ấy bởi đó là cuộc sống thanh cao. Và họ kiên định với cách lựa chọn ấy:

Dù ai cười thơ thân ngân ngơ;

Thì ta cũng ngô nghê ngốc nghếch.

(Nguyên Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Những bậc đại trí ấy tìm đến “vắng vẻ”, trước tiên không phải là trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, mà họ đều đến nơi thôn tịch khi họ đã không thể cứu nước cứu dân, họ chọn cuộc sống giữa thiên nhiên cây cỏ khi họ phải lựa chọn giữa lối sống xa hoa nhưng phải luồn cúi và cuộc sống thanh sạch mà nghèo cực. Dù luôn nói đến cái thảnh thơi của một người nhàn tâm thản trí nhưng thực ra trong lòng họ vẫn mang những day dứt về cuộc đời. Về ở ẩn, họ dễ tránh được “chốn lao xao”, bởi theo nhà thơ, là nơi mọi người phải đua chen trong vòng danh lợi:

Thành thị vốn đua tranh giành giật.

(Thơ Nôm, bài 19)

Không nơi nào không có đua chen, tranh giành: “Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi” (Bài bi kí quán Trung Tân). Ở câu thơ kết, một lần nữa tác giả khẳng định quan điểm sống của mình, đó là một cách thể hiện thái độ với cuộc đời của một nhà Nho:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Phú quý ở đời chỉ là chuyện phù du. Câu thơ cuối có cách ngắt nhịp khác hẳn các câu thơ còn lại. Thủng thẳng nói về cái thú nhàn dật rồi buông ra một câu kết như thế, nhà thơ đã thể hiện một cách dứt khoát thái độ của mình đối với chuyện công danh phú quý. Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn nhưng khi được vời lại sẵn sàng ra giúp vua, giúp nước bởi tấm lòng luôn “cuồn cuộn nước triều dâng” khiến ông không thể yên tâm hưởng thanh nhàn nơi thông reo bốn mùa. Để rồi ông đã không thoát được cái án oan khiên thảm khốc. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một thế thời khác đã kiên định lối sống ở ẩn. Trong một chừng mực nào đó, cách lựa chọn của Trạng Trình chưa hẳn đã là đúng. Song vì thế thời, để giữ gìn phẩm giá thanh sạch của mình, việc lựa chọn cách sống ấy cũng là một điều đáng để chúng ta trân trọng họ – những nhà nho chân chính.

Bài thơ nói về cái chí. Trước hiện thực xã hội rối ren thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cách sống nhàn dật, đó chính là một cách thể hiện thái độ của nhà thơ đối với cuộc đời.

Nguồn: Lĩnh Chì

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận