Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca tác giả Thanh Thảo – Ôn thi THPTQG

Đang tải...

I. XUẤT XỨ

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

II. Ý NGHĨA NHAN ĐỂ, LỜI ĐỀ TỪ

– Nhan để:

+ Ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật ở đất nước này.

+ Lor-ca là nhà thơ, nhạc sĩ, kịch gia nổi tiếng người Tây Ban Nha, người đã khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật.
Đàn ghi ta của Lor-ca là biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Ph. Ga-xi-a Lor-ca.

– Lời đề từ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn.

+ Đây là cầu nói nổi tiếng của Lor-ca trước khi từ biệt cõi đời. Nó cho thấy một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban Nha.

+ Với tư cách là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca nghĩ rằng đến một ngày nào đó, thơ ca của ông cũng sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tạo nghệ thuật của những người đến sau. Vì thế, nhà thơ đã căn dặn các thế hệ sau: hãy “chồn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để bước tiếp.

III. NỘI DUNG BÀI THƠ

*Bố cục gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1 (6 câu đầu): Lor-ca – hình ảnh người nghệ sĩ tự do và cô đơn.

+ Đoạn 2 (12 câu tiếp theo): Lor-ca – người nghệ sĩ cùng với nghệ thuật bị sát hại bởi các thế lực tàn ác.

+ Đoạn 3(13 câu còn lại): Lor-ca – người nghệ sĩ cùng với nghệ thuật của mình đã đi vào cõi vĩnh hằng, bất diệt.

a. Đoạn 1 (6 câu đầu): Lor-ca – hình ảnh người nghệ sĩ tự do và cô đơn.

– Gợi liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường với những võ sĩ đấu bò tót nổi tiếng dũng cảm ở Tây Ban Nha.

– Cuộc chiến đấu giữa:

+ Khát vọng dân chủ của công dần Lor-ca với nền chính trị độc tài.

+ Khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua.

– “Những tiếng đàn bọt nước” (tiếng đàn không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn bằng thị giác), cùng chuỗi hợp âm “li-la li-la li-la” đã cho thấy nghệ sĩ Lor-ca đang bay bổng với những giai điệu mới, với khát vọng cách tân nghệ thuật. Tiếng đàn bọt nước còn gợi ra số phận mong manh của người nghệ sĩ.

– Lor-ca đơn độc, mệt mỏi tranh đấu bền bỉ cho những khát vọng nghệ thuật cao đẹp.

Như vậy, sáu dòng thơ đầu là “khúc tiền tấu” của bản độc tấu ghi ta mang tên Lor-ca. Trong những giai điệu đầu tiên vút lên mạnh mẽ, hào hùng có những khoảnh khắc lắng xuống, day dứt, mong manh.

b. Đoạn 2 (12 câu tiếp theo): Lor-ca – người nghệ sĩ cùng với nghệ thuật bị sát hại bởi các thế lực tàn ác.

– Cái chết đã ập đến quá nhanh và phũ phàng, giữa lúc Lor-ca không ngờ tới (Chàng vẫn còn đang “hát nghêu ngao” và vẫn chưa thể tin được rằng việc mình bị điệu vê’ bãi bắn lại là một sự thật – Lor-ca đã đi như người mộng du).

+ Cái chết đột ngột của Lor-ca được diễn tả bằng tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, bởi cái chết ấy cũng đồng nghĩa YỚi việc giết chết một khát vọng, một giá trị nhân văn cao đẹp.

+ Cái dáng đi như “người mộng du” của Lor-ca gợi nhiều liên tưởng, suy tư: vừa diễn tả tầm trạng ngỡ ngàng, ngơ ngác của Lor-ca không hiểu nổi lí do cái chết của mình, vừa thể hiện thái độ của người nghệ sĩ dám coi thường, chẳng thèm để tâm đến thứ cường quyển bạo lực đang cướp đi mạng sống của mình, đồng thời cũng góp phần bộc lộ niềm cảm thông, xót thương và lòng ngưỡng mộ của tác giả đọi với người nghệ sĩ không biết cúi đầu.

– Tiếng ghi ta không còn vẹn nguyên, nó đã vỡ ra: thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu/ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy); thành hình khối (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan); thành dòng máu chảy (tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy).

– Mỗi tiếng ghi ta là một nỗi niềm của con người trước cái chết của Lor-ca:

+ Sự tiếc thương của người tình thủy chung (tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy).

+ Nỗi niềm xót xa, tiếc nuối của con người, của nhà thơ trước hành trình dở dang của những cách tân nghệ thuật (tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ tiếng ghi ta tròn bọt nước võ tan).

+ Nỗi đau của chúng ta trước cái chết thê thảm của người nghệ sĩ (tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy).
Như vậy, Lor-ca đã phải dừng lại vĩnh viễn trong cuộc chiến đấu cho tự do, công lí và những khát vọng cách tân của người nghệ sĩ cũng theo đó mà như “bọt nước vỡ tan”.

– Bốn lần cụm từ “tiếng ghi ta” được lặp lại, thể hiện cảm xúc mãnh liệt và cảm nhận đa chiểu (mỗi “tiếng ghi ta” gắn liền với một hình ảnh) của tác giả về cái chết của Ga-xi-a Lor-ca.

– Thủ pháp chuyển đổi cảm giác tạo nên những cảm nhận rất mới, rất độc đáo, phù hợp với những nỗ lực và khát vọng cách tân của người nghệ sĩ Lor-ca.

c. Đoạn 3 (đoạn còn lại): Lor-ca – người nghệ sĩ cùng với nghệ thuật của mình đã đi vào cõi vĩnh hằng, bất diệt.

– “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” đồng nghĩa với “nghệ thuật như cỏ mọc hoang”, tức là nghệ thuật từ đây thiếu vắng đi người dẫn đường, vắng bóng người định hướng. Hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca không có người tiếp tục.

– “Không ai chôn cất tiếng đàn” thể hiện một nỗi thất vọng lớn bởi dường như không ai thực sự hiểu Lor-ca, hiểu những suy nghĩ sâu sắc của người nghệ sĩ thiên tài gửi lại cho hậu thế. “Không ai chôn cất tiếng đàn” có nghĩa là không ai dám chôn nghệ thuật của Lor-ca.

– “Vầng trăng” vừa là hình ảnh thật, vừa là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật.

– “Giọt nước mắt” và “đáy giếng” là những hoán dụ nghệ thuật vê’ người nghệ sĩ Lor-ca. Hai câu thơ này là nỗi buồn – một nỗi buồn trong sáng và rất đẹp của người nghệ sĩ chân chính luôn day dứt, khắc khoải về những giá trị nghệ thuật đích thực và những khát vọng sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ.

– Hình ảnh của Lor-ca, di sản nghệ thuật của ông, lí tưởng của người nghệ sĩ suốt đời đấu tranh cho nền dân chủ, cho nghệ thuật chân chính không bao giờ lụi tắt. Trái lại, nó càng “long lanh” hơn bao giờ hết. Vầng trảng của thiên nhiên, vầng trăng của nghệ thuật như đang giao thoa ánh xạ với nhau để soi tỏ một con người đã chết cho quê hương.

– Tác giả đã nói về cái chết của Lor-ca từ góc độ tướng số học. Theo đó, cái chết của Lor-ca là một định mệnh đã được báo trước trên đường chỉ của lòng bàn tay. Dòng thơ thể hiện một thái độ chấp nhận định mệnh phũ phàng, chấp nhận sự ra đi của Lor-ca như một quy luật không thể khác.

+ Sự đối lập giữa cái hữu hạn của cuộc đời “đường chỉ tay đã đứt” với cái vô cùng của tạo hoá “dòng sông rộng vô cùng” đã chuyển tải một ý nghĩa mới về cái chết của Lor-ca: Lor-ca chết đổng nghĩa với việc giã từ cái hữu hạn để bước sang cái vô cùng, vô tận và phương tiện cho sự siêu thoát ấy chính là đôi cánh của nghệ thuật: Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc.

– Lor-ca đau đớn khi những khát vọng cách tân của ông không được người đời sau tiếp tục. Nhưng Lor-ca còn đau đớn hơn nếu văn chương của ông, tên tuổi của ông là “lực cản” kìm hãm những nỗ lực sáng tạo của các thế hệ kế tiếp.

– Quyết định từ biệt thế giới, mở đường cho những cách tân nghệ thuật của những người đến sau, Lor-ca đã hành động dứt khoát: chàng ném lá bùa cô gái Di-gan/ vào xoáy nước/ chàng ném trái tim mình/ vào lặng yên bất chợt.

Lor-ca ra đi thật đẹp, thật đúng với tầm vóc và tư tưởng của người nghệ sĩ nổi tiếng. Những tiếng “li-la li-la li-la”… một lần nữa lại cất lên như bài ca về sự bất tử của một con người, như bản độc tấu ghi ta ngợi ca người nghệ sĩ chân chính, ngợi ca con người sáng tạo.

IV. NGHỆ THUẬT

– Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.

– Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

V. CHỦ ĐỀ

Qua hình tượng Lor-ca và tiếng đàn ghi ta, tác giả đã diễn tả cái chết bi tráng đột ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật, đồng thời bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lor-ca.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (2 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, lời đề từ của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
Xem mục 1, 2.
Câu 2. (5 điểm). Cảm nhận của anh/ chị vể đoạn thơ sau:
Từ “Tây Ban Nha..đến “.. máu chảy”
Xem mục 3.b.
Câu 3. (5 điểm). Cảm nhận của anh/ chị vê’ hình tượng Lor-ca trong bài thơ.
Xem toàn bộ mục 3.

***Xem thêm : Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích bài thơ Sóng tác giả Xuân Quỳnh – Ôn thi THPTQG tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận