Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – tuần 26 – tiếng việt 5

Đang tải...

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

I. LUYÊN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

– tr / ch: trẩy, trong, tre, treo, trở thành, trắng, chuối, chân, cho, cháy, chiếc, cháy;

x / s: xưa, đan xen, xem hội, tụt xuống, sông, sau, sân đình, sự, sánh nổi;

l / n: làng, lấy lửa, leo lên, lấy, lại, uốn lượn, lần lượt, dân làng, thanh niên, nén hương, nước, nấu cơm, nỗi, nồng nhiệt, sánh nổi, nào, niềm;

d / r / gi: dứt, dự thi, dây lưng, dẻo, già, giã thóc, giần sàng, giữ, giờ rưỡi, giật giải,

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân của tác giả Minh Nhương thể hiện niềm yêu mến và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc thông qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

2. Nội dung chính

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.

Hội bắt đầu bằng việc lấy lửa. Sau trống báo hiệu, bốn thanh niên của bốn đội nhanh chóng leo lên bốn cây chuối bôi mỡ để lấy nén hương trên ngọn. Sau đó, người thi được phát ba que diêm để châm hương cháy thành ngọn lửa. Các thành viên còn lại trong đội cũng phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau: người thì vót tre già thành đũa bông, người giã thóc, giần sàng thành gạo, người lấy nước và thổi cơm. Người nấu cơm mang cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ sau ra trước mắt, đầu cần treo nồi cơm. Người nấu tay giữ cần, tay đung đưa đuốc. Các đội đan xen nhau uốn lượn trên sân đình.

Việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng” vì đấy là thành quả của sự nỗ lực, khéo léo, tài trí, sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các thành viên trong đội và sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người.

Xem thêm Mở rộng vốn từ Truyền thống

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận