Hội thoại (tiếp theo) – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Hội thoại tiếp theo ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài học giúp học sinh:

  • Hiểu biết về lượt lời.
  • Cách dùng lượt lời.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một ngưòi tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

Lượt lời cần phải được luân phiên đúng lúc. Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. Hành động cướp lời, cắt lời bị coi là hành vi kém văn hoá, thiếu tôn trọng người khác.

Nhiều khi im lặng khi đến lượt mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

Cần chú ý: Trong khi giao tiếp, không nên để cuộc giao tiếp ngừng lại quá lâu mà chưa có ai nói. Việc luân phiên lượt lời cần diễn ra sao cho nhịp nhàng để cuộc giao tiếp diễn ra liên tục, tự nhiên.

Đọc đoạn văn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô dẫn ở SGK, trang 92, 93 và trả lời câu hỏi.

1. Trong cuộc hội thoại đó, ngưòi cô nói 5 lượt; chú bé Hồng nói hai lượt.

2. Đáng lẽ trong cuộc hội thoại đó, chú bé Hồng được nói ba lượt nữa nhưng Hồng không nói. Sự im lặng của Hồng cho thấy thái độ lễ phép, nhẫn nhịn của cậu bé trước những lời nói cay độc của người cô. Đồng thời, cũng thể hiện sự tủi hổ, xót xa khi người cô nói về người mẹ mà Hồng hết lòng quý trọng.

3. Sở dĩ Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều mà Hồng không muốn nghe vì:

  • Thể hiện thái độ lễ phép của Hồng trưóc người lớn. !
  • Hoàn cảnh khó khăn của Hồng: bố mất, mẹ bỏ đi xa, cậu phải sống nhờ họ hàng. Vì thế mà cậu phải nhẫn nhịn trước những điều không muốn nghe.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu học sinh nhận xét về tính cách của nhân vật: cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu, anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ”.

Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, ta thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như sau:

  • Cai lệ: hông hách, luôn ra oai.

Ví dụ:

+ Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

+ Không hơi đâu nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

  • Người nhà lí trưởng: xun xoe, khúm núm trước cai lệ nhưng tỏ ra hống hách với chị Dậu.

Ví dụ:

+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho!

  • Chị Dậu: là người thương chồng thương con, nhẫn nhịn, nín chịu nhưng khi cần thiết chị trở nên mạnh mẽ, quyết liệt lạ thường.

Ví dụ:

+ Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

+ Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

 – Anh Dậu là người cam chịu, sợ sệt.

Ví dụ:

+ U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

2. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

  • Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và các từ phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
  • Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
  • Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?

a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế sau:

  • Khi thấy mẹ về, cái Tí đon đả ra đón, vồn vã hỏi chuyện mẹ về tình hình của bố, về việc mẹ bị cai lệ đánh. Nhưng lúc đó, trong tâm trạng đau khổ vì đã bán cái Tí, sắp phải đưa con sang nhà cụ Nghị, và thấy xót xa trước tấm lòng hiếu thảo của cái Tí, chị Dậu đã không nói được với con một lời.
  • Sau khi biết mình bị bán sang nhà cụ Nghị, cái Tí từ chỗ hốt hoảng khóc lóc van xin đến chỗ hiểu được những nỗi đau của mẹ đã cắn răng chấp nhận. Trong khi đó, chị Dậu tìm hết lời này đến lời khác để an ủi, vỗ về để cái Tí hiểu được việc làm của chị và để cái Tí nghe chị sang ở nhà cụ Nghị.

b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là phù hợp với diễn biến tâm trạng của từng nhân vật.

c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại càng làm tăng kịch tính của câu chuyện. Vì cái Tí oàng hồn nhiên, ngây thơ, và hiếu thảo bao nhiêu thì càng xoáy sâu nỗi đau đớn trong lòng người mẹ rất mực yêu con bấy nhiêu.

3. Bài tập này yêu cầu học sinh cho biết sự im lặng của nhân vật tôi biểu thị ý gì.

Sự yên lặng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trong truyện “Bức tranh của em gái tôi ” biểu thị:

  • Sự ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” trước cái nhìn đầy yêu thương của người em đối với mình.
  • Sự xấu hổ không dám nói ra thành lời vì trong con mắt của ngưòi em, nhân vật “tôi” là một người rất đẹp, trong khi đó ở con mắt của nhân vật “tôi” lại chỉ thấy những cái xấu của em gái.

4. Bài tập này yêu cầu học sinh cho biết mỗi nhận xét trong các câu thơ của Tố Hữu đúng trong những trường hợp nào.

Việc im lặng hay cất lên thành lời như thế nào là hợp lí tuỳ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và thời điểm giao tiếp.

Nếu khi nói mà đem lại những điều không tốt cho bản thân và cho mọi người thì khi đó “im lặng là vàng

  • Nhưng nếu những lúc đáng nói mà không nói, phải nói mà không dám nói, vì sự cầu an cho bản thân thì khi đó ta cảm thấy “Và dại khờ là những lũ người câm

Xem thêm Luyện đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghĩ luận tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận