Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận – Ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Mục đích của bài luyện tập giúp học sinh nắm chắc hơn cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Sự bổ ích của những chuyên tham quan, du lịch đối với học sinh.

II. Luyện tập trên lớp

1. Cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự đưa ra trong SGK trang 108 còn lộn xộn, chưa hợp lí. Đây mới chỉ là liệt kê các ý trong bài, chứ chưa phải là các luận điểm, và do đó không chỉ ra được đâu là ý chính, đâu là ý phụ. Ta có thể sắp xếp lại như sau:

  • Giúp mở rộng tầm hiểu biết:

+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

+ Mang lại nhiều bài học có thể chưa có trong sách vỏ.

  • Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích:

+ Là hình thức vui chơi, giải trí đem lại nhiều niềm vui.

+ Giảm căng thẳng sau những ngày học vất vả.

+ Giúp mọi ngưòi trong lớp gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn.

+ Đồng thời còn giúp tăng cường sức khoẻ.

  • Bồi dưỡng tình cảm:

+ Thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương, đất nước.

+ Có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn các danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.

2. Trình bày các luận điểm:

a) Tham khảo đoạn văn và tìm những gợi ý về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận: Tăng cưòng sức khoẻ, tính khí trở nên vui vẻ.

  • Những kẻ ngồi trong các cỗ xe thường hay buồn bã, cáu kỉnh, hoặc đau khổ.
  • Những người đi bộ luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả: hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc…

b) Khi trình bày luận điểm “Những chuyên tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”.

  • Luận điểm trên gợi cảm xúc: hân hoan, vui sướng…
  • Đoạn nghị luận được đưa ra chưa thể hiện rõ cảm xúc trên, mới chỉ trình bày lại những diễn biến mà chưa nêu bật được cảm xúc đó.
  • Để đoạn văn có giá trị biểu cảm cao, có thể thêm một số từ ngữ biểu cảm. Tuy nhiên, cần sử dụng các từ ngữ biểu cảm một cách hợp lí và đúng chỗ. Học sinh cũng có thể thay đổi một số câu để đoạn văn thêm sức biểu cảm.

Viết lại đoạn văn rồi trình bày trước tổ (lớp).

3. Bài tập này yêu cầu học sinh đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài: “Chứng minh rằng, nhiều bài thơ em đã học như “Cảnh khuya ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Khi con tu hú ” của Tố Hữu, “Quê hương” của Tế Hanh… đều biểu hiện rõ tình cảm tha thiết của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước”.

(Học sinh tự làm bài tập này)

Xem thêm Lựa chọn trật tự từ trong câu – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận