Hình tượng quê hương trong bài thơ cùng tên của Tế Hanh

Đang tải...

QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH

ĐỀ BÀI

Hình tượng quê hương trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tế Hanh (Văn 8, tập 2, NXB GD 2010); từ đó nêu suy nghĩ về giá trị của quê hương trong cuộc sống?

HƯỚNG DẪN CHẤM

a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách tạo lập văn bản nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trong đời sống xã hội.

– Bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc.

– Diễn đạt trôi chảy, văn có hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

1,0

b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

 

1,0

– Nêu ngắn gọn cách hiểu về hình tượng văn học quê hương: Là cội nguồn gần gũi, thiêng liêng, là nơi gửi gắm tình cảm, là điểm tựa tinh thần của cuộc đời mỗi con người…

1,0

– Cảm nhận về hình tượng quê hương trong bài thơ: Quê hương hiện lên trong dòng tâm tưởng là một miền quê bình dị, sức sống, trong sáng, tươi sáng và mang đậm đặc trưng của quê hương vùng biển: Qua vẻ đẹp của con người và cảnh sắc quê hương trong cảnh ra khơi, cảnh trở về trong nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ…

6,0

 

 

+ Đánh giá, khái quát: hình tượng quê hương, hình tượng cái tôi nhà thơ Tế Hanh, liên hệ, mở rộng…

1,0

– Giá trị của quê hương:

+ Giá trị của quê hương: Là cội nguồn sinh dưỡng gần gũi và thiêng liêng, là nơi lưu giữ những buồn vui của mỗi người và những đặc trưng của vùng miền về văn hóa, phong tục… một điểm tựa tinh thần bền bỉ trong cuộc đời mỗi người.

+ Phản đề, bài học…

1,0

 

 

1,0

>> Xem thêm: Tình yêu quê hương của Tế Hanh qua bài thơ Quê Hương

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận