Tình yêu quê hương của Tế Hanh qua bài thơ Quê Hương

Đang tải...

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH

ĐỀ BÀI

 (12,0 điểm): Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”

(TríchÝ nghĩa văn chương” Ngữ văn 7, Tập 2)

Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ĐIỂM

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.

– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt

Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây).

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung chính của bài thơ Quê hương: bài thơ thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng.

Thân bài:

1. Giải thích tổng quát:

– Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.

– Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.

– Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người.

– Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Quê hương: bài thơ được viết năm 1939, khi Tế Hanh 18 tuổi, đang học ở Huế; quê hương hiện lên trong hoài niệm, nỗi nhớ nhung, trong sự bùng cháy mãnh liệt của cảm xúc. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.

2. Phân tích, chứng minh:

a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua niềm tự hào của tác giả khi giới thiệu về quê hương mình một cách đầy trìu mến. (hai câu thơ đầu)

Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ giới thiệu về “làng tôi ở” rất giản dị và trìu mến. Hai câu thơ gợi lên một vùng quê sông nước mênh mông và công việc chính của người dân nơi đây là nghề chài lưới.

b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua việc ngợi ca vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân làng chài ven biển.

– Cảnh ra khơi đầy hứng khởi giữa thiên nhiên sông nước gần gũi, khoáng đạt, thi vị. (phân tích khổ thơ thứ hai)

+ Thiên nhiên: sớm mai hồng thơ mộng và trong trẻo.

+ Con người lao động: những người dân trai tráng tràn trề sức lực.

+ Đoàn thuyền: nghệ thuật so sánh miêu tả đoàn thuyền ra khơi với khí thế hùng tráng, mang theo ước mơ của những người dân làng chài về một chuyến đi biển bình yên.

=> Toàn bộ đoạn thơ gợi lên khung cảnh thiên nhiên vùng biển đẹp thơ mộng, những người con trai tráng của làng chài căng tràn nhựa sống và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đầy tráng khí. Qua đó, Tế Hanh đã thể hiện tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.

– Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình yên. (phân tích khổ thơ thứ ba)

+ Không khí: tấp nập vui tươi với những người lao động làng chài hồn hậu, yêu lao động và biển cả bao dung cho những khoang thuyền tươi ngon đầy ắp cá.

+ Vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của những người con ưu tú của làng chài:        

                 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

                 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”.

+ Hình ảnh con thuyền được nhân hóa, trở về nghỉ ngơi sau một chuyến biển dài. Con thuyền mang trong thớ vỏ dư vị mặn mòi của biển cả bao la.

=> Các hình ảnh thuyền, biển và con người làng chài gắn bó, hòa quyện cùng nhau trong mối quan hệ linh thiêng. Tế Hanh đã sử dụng những câu thơ đằm thắm, ngọt ngào, những biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc để tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, hùng tráng, vẻ đẹp tràn trề sinh lực của người lao động làng chài. Ông ca ngợi cuộc sống lao động bình dị mà vui tươi trên quê hương mình với một tình yêu thương tha thiết, chân thành.

c. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua tình cảm thiết tha, nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương được bộc lộ trực tiếp ở khổ thơ cuối: nhớ quê hương là Tế Hanh nhớ về những hình ảnh, những sự vật bình dị, gần gũi, quen thuộc mang vẻ đẹp mộc mạc của làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi nồng mặn,…

(Khi trình bày, HS phải phân tích được các hình ảnh vừa chân thực, vừa bay bổng lãng mạn, bất ngờ; từ ngữ chọn lọc; biện pháp tu từ độc đáo; nhịp thơ tha thiết, lời thơ giản dị, đằm thắm,…)

3. Đánh giá:

Tâm hồn trong sáng, tình cảm thiết tha của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương đã khơi dậy, bồi đắp thêm cho mỗi bạn đọc tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Đây chính là chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người, là yếu tố quyết định cho sức sống bền vững của một tác phẩm văn học trong lòng độc giả.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của bài thơ Quê hương và bộc lộ suy nghĩ riêng.

1,0đ

 

 

 

11,0đ

 

 

1,0đ

 

 

9,0đ

1,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,5đ

1,0đ

 

 

 

 

3,0đ

 

 

1,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5đ

 

 

 

 

 

2,5 đ

 

 

1,0đ

 

 

 

1,0đ

>> Xem thêm: Làm sáng tỏ nhận xét về bài thơ Quê Hương của Tế Hanh

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận