Hai góc đối đỉnh – Bài tập sách giáo khoa Toán 7 tập I

Đang tải...

Hai góc đối đỉnh – Bài tập sách giáo khoa Toán 7 tập I

ĐỀ BÀI:

Bài 1.

Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O như hình 2. Hãy điền vào chỗ trống (…) trong các phát biểu sau :

 

a) Góc xOy và góc … là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là … của cạnh Oy’.

b) Góc x’Oy và góc xOy’ là … vì cạnh Ox là tia đối của cạnh … và cạnh …

Bài 2.

Hãy điền vào chỗ trống (…) trong các phát biểu sau:

a) Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc …

b) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc …

Bài 3.

Vẽ hai đường thẳng zz’ và tt’ cắt nhau tại A. Hãy viết tên hai cặp góc đối đỉnh.

Bài 4.

Vẽ góc xBy có số đo bằng 60. Vẽ góc đối đỉnh với góc xBy. Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ ?

Bài 5.

a) Vẽ góc ABC có số đo bằng 56.

b) Vẽ góc ABC’ kề bù với góc ABC. Hỏi số đo của góc ABC’?

c) Vẽ góc C’BA’ kề bù với góc ABC’. Tính số đo của góc C’BA

Bài 6.

Vẽ hai đường thẳng cắt nhau sao cho trong các góc tạo thành có một góc 47. Tính số đo các góc còn lại.

Bài 7.

Ba đường thẳng xx’, yy’, zz’ cùng đi qua điểm O. Hãy viết tên các cặp góc bằng nhau.

Bài 8.

Vẽ hai góc có chung đỉnh và có cùng số đo là 70, nhưng không đổi hình.

Bài 9.

Vẽ góc vuông xAy. Vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy. Hãy viết tên hai góc vuông không đối đỉnh.

Bài 10.

Hãy vẽ một đường thẳng màu đỏ cắt một đường thẳng xanh trên một tờ giấy (giấy trong hoặc giấy mỏng). Phải gấp tờ giấy như thế nào để chứng tỏ hai góc đối đỉnh thì bằng nhau?

Xem thêm : Ôn tập chương 2 – Bài tập sách giáo khoa Toán 7 tại đây.

LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ:

Bài 1.

 

a) Góc xOy và góc  x’Oy’  là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’.

b) Góc x’Oy và góc xOy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy’ là  tia đối của cạnh Oy.

Bài 2.

 

a) Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh.

b) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh.

Bài 3.

 

Hai cặp góc đối đỉnh  :

Bài 4.

Góc đối đỉnh với góc xBy là góc x’By’.

Vì góc xBy và góc x’By’ là hai góc đối đỉnh nên:

góc xBy = góc x’By’ = 60 °

Vậy góc x’By’ = 60 °.

Bài 5.

a) Xem hình vẽ .

b) Vẽ tia BC’ là tia đối của tia BC;

Ta có:

góc ABC’ = 180° – góc ABC = 180 ° – 56 ° = 124 °.

c) Vẽ tia BA’ là tia đối của tia BA;

Ta có gócC’BA’ = góc CBA (đối đỉnh);

Do góc CBA = 56 ° nên góc C’BA’ = 56 °.

Bài 6.

Ta có AÔB = 47 °;

A’ÔB’ = AÔB (đối đỉnh);

Nên A’ÔB’ =  47 °;

AÔB’ = 180  ° – AÔB ;

= 180 ° – 47 °= 133  °

A’ÔB = AÔB’ (đối đỉnh);

Nên A’ÔB = 133 °.

Bài 7.

Các cặp góc bằng nhau:

Ôl = Ô4, Ô2 = Ô5, Ô3 = Ô6 ;

xÔz = x’Ôz’ ; yÔx’ = y’Ôx ; zÔy’ =z’Ôy;

xÔx’ = yÔy’ = zÔz’ (= 180 °).

Bài 8.

Hai góc xOy và zOt có chung đỉnh và cùng số đo là 70 ° nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.

Bài 9.

Hai góc vuông không đối đỉnh là: xÂy và xÂy’, xÂy và x’Ây

Bài 10.

Hướng dẫn:

Gấp giấy sao cho tia màu đỏ trùng với tia màu xanh.

Giải:

Để chứng tỏ xÔy và x’Ôy’ bằng nhau,

ta gấp tờ giấy theo đường thẳng tOt’.

Khi đó các tia Oy và Ox’ trùng nhau, các tia Ox và Oy’ trùng nhau (tia màu đỏ trùng với tia màu xanh).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận