Giáo án Giáo dục thể chất 1 – Chủ đề 1 Đội hình đội ngũ

Đang tải...

Giáo án Giáo dục thể chất 1 Chủ đề 1 Đội hình đội ngũ là tài liệu hữu ích dành cho giáo viên và học sinh khi học giáo dục thể chất lớp 1. Bài học giúp các bạn học sinh biết khẩu lệnh và thực hiện được các động tác trong đội hình đội ngũ và các tư thế trong đội hình đội ngũ,… 

CHỦ ĐỀ 1. ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG CHỦ ĐỀ ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

  – Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.

  – Biết khẩu lệnh và thực hiện được các động tác trong đội hình đội ngũ.

  – Biết quan sát tranh ảnh và động tác mẫu của GV để tập luyện.

  – Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

  – Bước đầu hình thành thói quen tập luyện.

  – Tích cực tham gia các trò chơi vận động rèn luyện đội hình đội ngũ.

  – Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

  – Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác trong bài học đội hình đội ngũ, trò chơi vẫn động.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

1. Tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số

a) Đứng nghiêm

– Khẩu lệnh: “Nghiêm!”.

– Thực hiện: Thân người đúng thảng ngay ngắn, trọng tâm dồn đều vào hai chân, hai gối khép lại, hai gót chân chụm nhau và mũi bàn chân mở chếch chữ V (một góc khoảng 60 độ), ngực ưỡn căng, hai tay duỗi thẳng, các đầu ngón tay nắm hờ hoặc khép lại hơi áp nhẹ vào hai bên đùi, mắt nhìn thẳng phía trước.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác đứng nghiêm

  + GV giới thiệu tên động tác.

  + Trước khi tập đòn tác này, GV cần cho HS tập làm quen khẩu lệnh, cần phân tích rõ chỉ có động lệnh “Nghiêm!”, không có dụ lệnh, sau đố cho HS tập hô to, rõ ràng.

  + Động tác mẫu: Lần 1: GV tập toàn bộ động tác, không giải thích. Lần 2: GV tập động tác kết hợp với phân tích và giảng giải cho HS động tác đứng nghiêm. Lần 3 GV cho HS xem tranh, ảnh, video,…

  + Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh, GV quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS. Sau mỗi lần tập xong có thể hô “Thôi tâp!” cho HS đứng bình thường để GV nhận xét, tuyên dưỡng và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo.

  + Tập cá nhân hoặc cặp đôi: HS có thể tự hô và tự tập hoặc thông qua sự điều khiển của bạn để tập, sau đó đổi lại vị trí (sau mỗi lần tập, GV nên khuyến khích các HS sửa sai cho nhau).

  + Củng cố: GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, GV gọi một số  HS lên tập lại động tác hoặc sử dụng hình thức thi đua,…

  Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi đứng nghiêm hay bị so vai, dẫn đến thân người bị lệch. GV cần nhắc HS thả lỏng tay để tay thẳng tự nhiên, ưỡn căng ngực.

b) Đứng nghỉ

– Khẩu lệnh: “Nghỉ!”.

– Động tác: Khi kết thúc động lệnh “Nghỉ!”, HS đang đứng ở tư thế đứng nghiêm sẽ thả lỏng cơ thể, đồng thời dồn trọng tâm sang chân trái hoặc chân phải chùng gối, hai tay để thẳng tự nhiên.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác đứng nghỉ

Làm tương tự như động tác đứng nghiêm.

  Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi đứng nghỉ hay bị nghiêng người sang một bên. GV phải thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

c) Tập hợp hàng dọc

– Khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4,…) hàng dọc – tập hợp!”.

– Động tác: Chỉ huy chọn vị trí thuận lợi, sau đó đưa tay phải ra trước và hô to khẩu lệnh để tập hợp hàng dọc. Nghe khẩu lệnh, HS đứng đầu hàng nhanh chóng đứng đối diện sát mũi bàn tay của chỉ huy, các HS khác lần lượt đứng tiếp theo từ thấp đến cao, mỗi em cách nhau một cánh tay. Nếu tập hợp nhiều hàng dọc thì các tổ còn lại lần lượt xếp hàng về phía bên trái và cách một khuỷu tay chống hông theo hàng thứ nhất (tổ 1).

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác tập hợp hàng dọc

   + GV giới thiệu tên động tác.

   + Trước khi tập động tác này, GV cho HS làm quen khẩu lệnh, GV cần phân tích rõ dư lệnh là “Thành 1 (2, 3, 4,…) hàng dọc” và động lệnh là “tập hợp”. Sau đó, GV cho HS tập hô to, rõ ràng khẩu lệnh.

  + Động tác mẫu: Lần 1: GV gọi một tổ lên để hướng dẫn mẫu thông qua phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Sau đó, GV giới thiệu tập hợp nhiều hàng dọc bằng cách gọi đến tổ 2, tổ 4 đứng cạnh về bên trái của tổ 3. Lần 2: GV cho HS xem tranh, ảnh, video,… động tác tập hợp hàng dọc.

  + Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh, GV gọi tổ 1 tập hợp hàng dọc, tiếp theo GV gọi đến tổ 2 tập hợp cạnh tổ 1, tổ 3 cạnh tổ 2, tổ 4 cạnh tổ 3. Sau mỗi lần tập như vậy, GV cho giải tán. Sau đó lại cho tập hợp, mỗi lần tập xong GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo.

  + Chia tổ tập luyện: Khi HS đã nắm được kiến thức, GV chia làm nhiều nhóm, tổ tập luyện dưới sự hướng dẫn của các chỉ huy, GV luân phiên qua các tổ quan sát, nhắc nhở, động viên và sửa sai giúp các em.

  + Củng cố: GV sử dụng hình thức thi đua xem hàng nào tập nhanh, đúng và đẹp. Ngoài ra, có thể gọi HS nhắc lại cách thực hiện, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, gọi một số HS lên tập lại động tác để củng cố,…

  Chú ý: Lỗi sau HS thường mắc là chưa xác định được vị trí đứng theo hàng dọc, khoảng cách với bạn đứng trước chưa đúng, nên thường dẫn đến tình trạng xô đẩy nhau. Có thể khắc phục bằng cách dùng vật chuẩn thị giác để đánh dấu hàng dọc. GV phải thườn xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

d) Dóng hàng dọc

– Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng!”.

– Động tác: Tổ trưởng đứng nghiêm, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên cao. Các thành viên đứng trong tổ đặt tay trái lên vai bạn đứng phía trước (đầu ngón tay chạm nhẹ vào vai bạn) để giãn cách, đồng thời mắt nhìn vào gáy bạn đứng trước để dóng cho thẳng hàng. Nếu tập hợp nhiều hàng dọc thì các tổ trưởng tổ 2, tổ 3, tổ 4,… lần lượt chống tay phải vào hông sao cho khuỷu tay vừa chạm vào tay trái người đứng bên phải mình, đồng thời đánh mặt qua phải để chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên đứng trong tổ 2, tổ 3, tổ 4,… ở tư thế đứng nghiêm (không cần giơ tay ra trước dóng hàng như tổ 1) mà nhìn vào gáy bạn đứng trước để dóng cho thẳng hàng dọc và nhìn sang phải để dóng hàng ngang.

 Chú ý: Khi kết thúc động lệnh “thẳng”, tất cả cùng thực hiện cho đều nhau, các em nhìn về phía trước làm chuẩn đóng hàng cho thẳng, HS sau cách HS trước một cánh tay, các HS điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc theo hàng bên phải của mình. Khi có khẩu lệnh “Thôi”, những em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống và trở về tư thế đứng nghiêm.

–  Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác dóng hàng dọc

 + GV giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Nhìn trước” và động lệnh là “thẳng”.

 + Động tác mẫu: Lần 1: GV ọi một tổ lên để hướng dẫn mẫu dóng hàng thông qua phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Lần 2: Cho HS xem tranh, ảnh, video,… động tác dóng hàng dọc. Lần 3: Nhấn mạnh cho HS chú ý vào kí thuật đưa tay và mắt nhìn để dóng hàng cho thẳng.

 + Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh, GV nhắc HS tổ 1 đưa tay dóng hàng để làm chuẩn, đầu hàng tổ 2, tổ 3, tổ 3 chóng tay phải vào hông để dóng khoảng cách giữa các hàng. Sau mỗi lần tập như vậy, GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp cho HS tập hợp hàng dọc với hàng dọc.

 + Chia tổ tập luyện và củng cố: làm như động tác tập hợp hàng dọc.

  Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là chưa biết cách dóng hàng cho thẳng, bàn tay trái đặt lên vai bạn quá nhiều về trước hoặc chưa chạm vào vai bạn đứng trước. GV cần thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

e) Điểm số hàng dọc

  – Khẩu lệnh: “Từ 1 đến hết – điểm số”.

– Động tác: sau khẩu lệnh, lần lượt từ em đứng đầu hàng, đánh mặt qua trái hướng về sau và hô to số của mình, sau đó quay mặt trở về tư thế đứng nghiêm; Các học sinh còn lại lần lượt thực hiện như bạn đứng đầu hàng và hô to đúng số thứ tự của mình. Riêng người cuối cùng không đánh mặt ra sau, mà hô to số thứ tự của mình và hô “Hết” ví dụ: “10 – hết”.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác điểm số hàng dọc.

+. Giáo viên giới thiệu động tác và cho học sinh tập làm quan khẩu lệnh giống như  các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Từ 1 đến hết” và động lệnh là “Điểm số”

+ Động tác mẫu: lần 1: giáo viên gọi một tổ hướng dẫn mẫu động tác điểm số hàng dọc  phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Lần 2: Cho học sinh xem tranh, ảnh, video… động tác điểm số hàng dọc. Lần 3: nhấn mạnh vào kỹ thuật đánh mặt và hô to số của mình.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, giáo viên chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh. Học sinh điểm số theo tổ của mình. Sau mỗi lần tập xong, giáo niên nhạn xét tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp cho học sinh tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số.

+ Chia tổ luyện tập và củng cố thực hiện như động tác luyện tập hàng dọc.

Chú ý: Lỗi sai học sinh thường mặt là khi đánh mặt điểm số, học sinh thường xoay cả thân người ra sau. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.

2. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.

(Giáo viên xem hình động tác ở trang 14 SGK).

a) Tập hợp hàng ngang.

  • Khẩu lệnh: “Thành 1(2,3,4…) hàng ngang tập hợp!”
  • Động tác: Chỉ huy chọn vị trí thuận lợi, sau đó đưa tay trái sang ngang, cao bằng vai và hô khẩu lệnh để tập hợp hàng ngang. Nghe khẩu lệnh học sinh đứng đầu hàng cùng chiều để vai phải chạm mũi bàn tay của chỉ huy, các en khác lần lượt đứng tiếp theo từ thấp đến cao mỗi người cách nhau khoảng một cánh tay chống hông. Nếu tập hợp nhiều hàng ngang thì các tổ còn lại lần lượt xếp hàng về phía sau và cách hàng phía trước một cánh tay.
  • Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác tập hợp hàng ngang.

+ Giáo viên giới thiệu tên động tác và cho học sinh tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “thành 1 (2,3,4…) hàng ngang”. Động lệnh là tập hợp.

+ Động tác mẫu: Lần 1: giáo viên gọi một tổ lên để hướng dẫn mẫu thông qua phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Sau đó, giáo viên giới thiệu tập hợp nhiều hàng ngang bằng cách gọi đến tổ 2 tập hợp hàng ngang đứng sau tổ 1, tổ 3, sau tổ 2, tổ 4 sau tổ 3. Lần 2: giáo viên cho học sinh xen tranh, ảnh, video,… nhấn mạnh vào ý chính động tác.

+ Tổ chức tập đồng loạt: lần đầu tập, giáo viên chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh, giáo viên gọi tổ 1, tổ 4 tập hợp đứng sau tổ 3. Sau mỗi lần tập như vậy, giáo viên cho giải tán, sau đó lại cho tập hợp.  Mỗi lần tập xong, giáo viên nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo.

+ Chia tổ luyện tập và củng cố: thực hiện như động tác tập hợp hàng dọc. 

Chú ý: Một số lỗi học sinh thường mắc là chưa xác định được vị trí đứng theo hàng ngang, khoảng cách với bạn đứng bên cạnh chưa đúng nên học sinh thường xô đẩy nhau. Giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.

b) Dóng hàng ngang

– Khẩu lệnh: “Nhìn phải thẳng!”.

– Động tác: Tổ trưởng đứng nghiêm làm chuẩn, các thành viên đứng trong tổ chống tay phải vào hông sao cho khuỷu tay vừa chạm vào tay trái người đứng bên phải minh, đồng thời đánh mặt qua phải để sóng hàng ngang. Nếu tập hợp nhiều hàng ngang thì các bạn trưởng tổ 2, 3, 4… lần lượt đặt tay trái lên vai bạn đứng phía trước (đầu ngón tay chạm nhẹ vào vai bạn) để giãn cách giữa các hàng, kết hợp nhìn vào gáy bạn đứng trước để dóng cho thẳng hàng. Các thành viên đứng trong tổ 2, tổ 3, tổ 4… ở tư thế đứng nghiêm (không cần chống khuỷu tay như các bạn tổ 1), đánh mặt quả phải để dóng hàng ngang và nhìn vào sau gáy bạn đứng phía trước để dóng hàng dọc.

Chú ý; Khi kết thúc động lệnh “thẳng”, tất cả cùng thực hiện cho đều nhau, các em nhìn sang phải làm chuẩn dóng hàng ngang cho thẳng, mỗi người cách nhau một khuỷu tay, các e m hàng sau theo hàng trước điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc. Khi có khẩu lệnh “Thôi” những em giơ ta làm chuẩn mới hạ tay xuống và thôi đánh mặt, trở về tư thế đứng nghiêm.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác dóng hàng ngang.

+ Giáo viên giới thiệu tên động tác cà cho học sinh tập làm quen khẩu kệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “nhìn phải” và động lệnh là “thẳng”.

+ Động tác mẫu: Lần 1: GV gọi một tổ lên để hướng dẫn động tác dóng hàng ngang thông qua phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Lần 2: Cho HS xem tranh, ảnh, video,… nhấn mạnh cho HS chú ý vào kỹ thuật đánh mặt và chống tay phải để dóng hàng cho thẳng.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô lệnh, GV nhắc HS tổ 1 chốn tay phải dóng khoảng cách hàng ngang để làm chuẩn, dạn đầu hàng tổ 2, tổ 3 ,tổ 4 đặt tay trái lên vai bạn đứng trước để dóng khoảng cách giữa các hàn. Sau mỗi lần tập như vậy, GV nhận xét, tuyên dưỡng và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp cho HS tập hợp hàng ngang với dóng hàng ngang.

– Chia tổ tập luyện và củng cố: thực hiện như động tác tập hợp hàng dọc.

Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là chưa biết cách dóng cho thẳng, đứng bàn tay chưa chạm vào vai bạn đứng trước. GV phải thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

c) Điểm số hàng ngang

– Khẩu lệnh: “Từ 1 đến hết – điểm số!”.

– Động tác: Nghe khẩu lệnh, lần lượt từ em đứng đầu hàng, đánh mặt qua trái, hô to số của mình và trở về tư thế đứng nghiêm. Các HS còn lại lần lượt thực hiện như bạn đứng đầu hàng và hô to đúng số của mình. Riêng người cuối cùng không phải đánh mặt qua trái mà đứng nghiêm hô to số của mình và hô “Hết”. Ví dụ: “10- hết”.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác điểm số hàng ngang

+ Gv giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Từ 1 đến hết” và động lệnh là “điểm số”.

 + Động tác mẫu: Lần 1: GV gọi một tổ lên để hướng dẫn mẫu điểm số 1 qua phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Lần 2: Cho HS xem tranh, ảnh, video, … chú ý nhấn mạnh vào kĩ thuật đánh mặt qua trái và hô to số của mình .

+ Tổ chức tập đồng loạt : Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh , GV cho HS điểm số theo tổ của mình. Sau mỗi lần HS thực hiện xong động tác, GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp cho HS tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang.

+ Chia tổ tập luyện và củng cố: thực hiện như động tác tập hợp hàng dọc.

Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi đánh mặt điểm số, HS thường xoay cả thân người sang bên trái. GV phải thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

3. Dàn hàng ngang, dồn hàng ngang

a) Dàn hàng ngang

– Khẩu lệnh: “Em A làm chuẩn, cách một sải tay – dàn hàng!”.

– Động tác: Khi chỉ huy hô “Em A làm chuẩn”, HS được gọi tên làm chuẩn đứng thẳng giơ tay phải lên cao (các ngón tay khép lại) và hô to “Có!”. Nối tiếp khẩu lệnh trên, chỉ huy tiếp tục hô “cách một sải tay – dàn hàng!”. Khi kết thúc động lệnh, bạn làm chuẩn đưa hai tay dang ngang (nếu ở vị trí đầu hàng hay cuối hàng, đưa một cánh tay về hướng để các bạn di chuyển). Các bạn còn lại trong hàng đưa hai tay dang ngang, đồng thời di chuyển để giãn cách sao cho hai bạn đứng cạnh nhau cách nhau đúng một sải tay. Khi chỉ huy quan sát HS dàn hàng xong thì hộ khẩu lệnh “Thôi!” để tất cả HS buông tay xuống và trở về tư thế đứng nghiêm.

Chú ý: Nếu HS làm chuẩn đứng đầu hàng thì giơ tay trái sang ngang, HS làm chuẩn đứng cuối hàng sẽ giơ tay phải sang ngang.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác dàn hàng ngang

+ GV giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khấu lệnh giống các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Em A làm chuẩn, cách một sải tay và động lệnh là “dàn hàng”.

+ Động tác mẫu: Lần 1: GV gọi một tổ lên để hướng dẫn mẫu tập dàn hàng ngang và phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Lần 2: Cho HS xem tranh, ảnh, video, … nhấn mạnh vào ý chính động tác.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hộ khẩu lệnh. Sau mỗi lần tập dàn hàng, GV nhận xét , tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp tập luyện dàn hàng ngang với dóng hàng.

+ Chia tổ tập luyện và củng cố: thực hiện như động tác tập hợp hàng dọc.

Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi dàn hàng, khoảng cách giữa các em quá xa hoặc quá gần. GV cần thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

b) Dồn hàng ngang

– Khẩu lệnh: “Em A làm chuẩn – dồn hàng!”.

 – Động tác: Khi chỉ huy hô “Em A làm chuẩn”, HS được gọi tên làm chuẩn đứng thẳng giơ tay phải lên cao (các ngón tay khép lại) và hô to “Có!”. Nối tiếp khẩu lệnh trên, chỉ huy tiếp tục hô “dồn hàng”, khi kết thúc động lệnh thì bạn làm chuẩn bỏ tay xuống và trở về tư thế đứng nghiêm. Các bạn còn lại trong hàng di chuyển để dồn hàng về phía bạn làm chuẩn và mỗi bạn đứng cách nhau một cánh tay chống hông và đánh mặt về phía bạn làm chuẩn để điều chỉnh hàng ngang cho thẳng. Khi chỉ huy quan sát HS dồn hàng xong thì hộ khẩu lệnh “Thôi” để tất cả HS buông tay xuống và trở về tư thế đứng nghiêm.

Chú ý: Nếu HS làm chuẩn đứng đầu hàng thì các HS còn lại tay phải chống hông, HS làm chuẩn đứng cuối hàng thì các HS còn lại tay trái chống hông.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác dồn hàng ngang

+ GV giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Em A làm chuẩn” và động lệnh là “dồn hàng”.

+ Động tác mẫu: Lần 1: GV gọi một tổ lên để hướng dẫn mẫu từ dàn hàng ngang sang dồn hàng ngang, GV phân tích động tác mẫu cho cả lớp quan sát. Lần 2: Cho HS xem tranh, ảnh, video, … nhấn mạnh vào ý chính động tác.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hô khẩu lệnh. Sau mỗi lần tập dàn hàng ngang và dồn hàng ngang, GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp tập luyện dàn hàng ngang và dồn hàng ngang.

+ Chia tổ tập luyện và củng cố thực hiện như động tác tập hợp hàng dọc.

Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là chen lấn và xô đẩy nhau khi dồn hàng. GV phải thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

4. Động tác quay trái, quay phải, quay sau

a) Động tác quay trái

 – Khẩu lệnh: “Bên trái – quay!”.

– Động tác: Nghe dự lệnh, HS tập trung chú ý để xác định hướng và chuẩn bị quay, khi kết thúc động lệnh “quay”, HS dùng gót chân trái và nửa trên bàn chân phải làm trụ, quay người sang trái một góc 90°, hai tay áp nhẹ vào hai bên đùi. Khi quay xong, đưa chân phải đang ở phía sau về với chân trái, trở về tư thế đứng nghiêm.

Chú ý: Khi quay, HS cần giữ người thẳng, ngay ngắn, bàn tay nắm hờ hoặc khép ngón tay.

 – Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác quay trái

+ GV giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Bên trái” và động lệnh là “quay”.

+ Động tác mẫu: Lần 1: GV tập toàn bộ động tác quay trái, không giải thích. Lần 2: GV tập động tác quay trái kết hợp với phân tích và giảng giải cho HS. Lần 3: Cho HS xem tranh, ảnh, video, … nhấn mạnh vào ý chính của động tác.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự hộ khẩu lệnh, GV quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS. Sau mỗi lần tập, GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo.

+ Chia tổ tập luyện và củng cố: thực hiện như tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ.

Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi quay bị vung tay. GV phải thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS.

b ) Động tác quay phải

 – Khẩu lệnh: “Bên phải – quay!”.

– Động tác: Nghe dự lệnh, HS tập trung chú ý để xác định hướng và chuẩn bị quay, khi kết thúc động lệnh “quay” thì dùng gót chân phải và nửa trên bàn chân trái làm trụ, quay người sang phải một góc 90°, hai tay áp nhẹ vào hai bên đùi. Khi quay xong, đưa chân trái đang ở phía sau về với chân phải, trở về tư thế đứng nghiêm.

Chú ý: Khi quay giữ người thẳng, ngay ngắn, bàn tay nắm hờ hoặc khép ngón tay.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác quay phải

+ GV giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Bên phải” và động lệnh là “quay”.

 + Động tác mẫu: Lần 1: GV tập toàn bộ động tác quay phải, không giải thích. Lần 2: GV tập động tác quay phải kết hợp với phân tích và giảng giải cho HS. Lần 3: Cho HS xem tranh, ảnh, video, … nhấn mạnh vào ý chính của động tác.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự, GV quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS. Sau mỗi lần tập, GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp quay phải và quay trái.

 + Chia tổ tập luyện và củng cố: thực hiện như tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ.

Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi quay bị vung tay. GV cần thường xuyên nhắc nhở và sửa sai cho HS. Với nội dung quay phải, nếu có nhiều HS sai, GV có thể hỏi hướng quay trước khi cho HS tập.

 c ) Động tác quay sau

 – Khẩu lệnh: “Đằng sau quay!”.

– Động tác: Nghe dự lệnh, HS tập trung chú ý để xác định hướng và chuẩn bị quay, khi kết thúc động lệnh “quay”, HS dùng gót chân phải và nửa trên bàn chân trái làm trụ, quay người qua phải ra sau 180°, hai bàn tay áp nhẹ vào hai bên đùi. Khi quay xong, thu chân trái đang ở phía sau về với chân phải thành tư thế đứng nghiêm.

Chú ý: Khi quay giữ người thắng, ngay ngắn, bàn tay nắm hờ hoặc khép ngón tay.

– Hướng dẫn phương pháp giảng dạy động tác quay sau

+ GV giới thiệu tên động tác và cho HS tập làm quen khẩu lệnh giống như các động tác trước. Ở động tác này, dự lệnh là “Đằng sau” và động lệnh là “quay”.

+ Động tác mẫu: Lần 1: GV tập toàn bộ động tác quay sau, không giải thích. Lần 2: GV tập động tác quay sau kết hợp với phân tích và giảng giải cho HS. Lần 3: Cho HS xem tranh, ảnh, video, nhấn mạnh vào ý chính của động tác.

+ Tổ chức tập đồng loạt: Lần đầu tập, GV chỉ huy cho cả lớp tập luyện. Những lần sau dưới sự chỉ huy của cán sự, GV quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS. Sau mỗi lần tập, GV nhận xét, tuyên dương và chỉ dẫn lần tập luyện tiếp theo. Kết hợp quay sau với quay phải và quay trái.

+ Chia tổ tập luyện và củng cố: thực hiện như tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ. Chú ý: Lỗi sai HS thường mắc là khi quay bị vung tay hoặc mất thăng bằng. GV cần thường xuyên nhắc nhở và sửa sai. Với nội dung quay sau, nếu có nhiều HS sai, GV có thể hỏi hướng quay trước khi cho HS tập.

>> Xem thêm: Bài 21 Làm quen đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận