Giải bài tập Toán 9 tập 1 – Hình học – Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Đang tải...

Giải vị trí tương đối đường thẳng và đường tròn

Bài 17 (tr. 109 SGK) Điền vào các chỗ trống (…) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng):

Hướng dẫn:

Nếu d < R => đường thẳng cắt đường tròn.

Nếu d = R => đường thẳng tiếp xúc với đường tròn.

Nếu d > R => đường thẳng và đưòng tròn không cắt nhau.

Giải:

Bài 18 (tr. 110 SGK) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(3;4). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A;3) và các trục tọa độ.

Hướng dẫn:

Khoảng cách từ điểm A(x_{0} ; x_{0} ) đến trục Ox là x_{0} , đến trục Oy là x_{0} .

Giải:

Khoảng cách từ điểm A đến trục Ox là d = 4 > R => Đưòng tròn (A; 3) và trục Ox không cắt nhau.

Khoảng cách từ điểm A đến trục Oy là d’ = 3 = R => Đưòng tròn (A; 3) tiếp xúc với trục Ox.

Bài 19 (tr. 110 SGK) Cho đường thẳng xy. Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy nằm trên đường nào?

Hướng dẫn:

Các điểm M cách một đường thẳng cố định cho trước một khoảng không đổi, nằm trên hai đường thẳng song song với đường thẳng cho trước và cách đường thẳng cho trước một khoảng không đổi.

Giải:

Đường tròn (O) tiếp xúc với đường thẳng xy => d = R = 1cm.

Vậy O nằm trên hai đường thẳng m và m’ cố định, song song với xy và cách xy một khoảng không đổi bằng 1cm.

Bài 20 (tr. 110 SGK) Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.

Hướng dẫn:

Áp dụng định lí Py-ta-go tính được:

AB = 8cm.

Giải:

OB là bán kính đi qua tiếp điểm => OB _L AB.

Áp dụng định lí Pỵ-ta-go cho tam giác vuông OBA, ta có:

AB = \sqrt{OA^{2}-OB^{2}}  = \sqrt{10^{2}-6^{2}}  = 8 (cm).

Xem thêm Giải bài tập Toán 9 tập 1 – Hình học – Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận