Giải bài tập Toán 9 tập 1 – Luyện tập – Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Đang tải...

Giải toán 9 dây khoảng cách từ tâm đến dây

Bài 14 (tr. 106 SGK) Cho đường tròn tâm O bán kính 25cm, dây AB bằng 40cm. Vẽ dây CD song song với Avà có khoảng cách đến AB bằng 22cm. Tính độ dài dây CD.

Hướng dẫn:

Kẻ OH ⊥ AB, OH cắt CD tại K, ta có HA = HB và KC = KD.

Áp dụng định lí Py-ta-go cho các tam giác vuông OHA và OKC tính được OH và KC từ đó tính CD.

Giải:

Kẻ OH ⊥ AB, OH cắt CD tại K, thì OK ⊥ CD (vì AB // CD).

Ta có:

HA = HB = \frac{1}{2} AB = \frac{1}{2} .40 = 20 (cm) và KC = KD (vì đường kính vuông góc với một dây thì chia đôi dây ấy).

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác vuông OHA, ta được:

OH = \sqrt{OA^{2}-HA^{2}}  = \sqrt{25^{2}-20^{2}} = 15 (cm)

=>OK = HK – OH = 22 – 15 = 7 (cm).

Áp dụng định lí Py-ta-go cho tajjïi giác vuông OKC, ta được:

KC = \sqrt{OC^{2}-OK^{2}}  = \sqrt{25^{2}-7^{2}}  = 24 (cm)

Do đó CD = 48 (cm).

Bài 15 (tr. 106 SGK)

Cho hình 70 trong đó hai đường tròn cùng có tâm là O. Cho biết AB>CD.

Hãy so sánh các độ dài:

a) OH và OK;

b) ME và MF;

c) MH và MK.

Hướng dẫn:

Dây nào gần tâm hơn thì lớn hơn và ngược lại.

Giải:

a) Xét đường tròn nhỏ:

Có AB > CD => OH < OK (vì dây AB lớn hơn thì gần tâm hơn).

b) Xét đưòng tròn lớn:

Có OH < OK => ME > MF (vì dây ME gần tâm hơn thì lớn hơn).

c) Có ME > MF mà MH = \frac{ME}{2} ; MK = \frac{MF}{2}

Suy ra MH > MK.

Bài 16 (tr. 106 SGK)

Cho đường tròn (O), điểm nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây BC vuông góc với OA tại A. Vẽ dây Ebất kì đi qua A và không vuông góc với OA. Hãy so sánh độ dài hai dây BC và EF.

Giải:

Vẽ OH ⊥ EF

Xét ΔAOH vuông tại H có:

OA > OH (vì OA là cạnh huyền, OH là cạnh góc vuông).

=> BC < EF (dây EF gần tâm hơn thì lớn hơn).

Nhận xét: Trong các dây đi qua một điểm A nằm trong đường tròn, dây vuông góc với bán kính qua A là dây ngắn nhất.

Xem thêm Giải bài tập Toán 9 tập 1 – Hình hoc – Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận