Giải bài tập vật lý 12 – Chương V – Bài 24 : Tán sắc ánh sáng – Trang 123 SGK

Đang tải...

Giải bài tập vật lý 12

Chương V – Bài 24 : Tán sắc ánh sáng

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 123 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 

– Tia sáng khi truyền qua lăng kính thì tia ló bị lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

– Với cùng một góc tới i, chiết suất n của lăng kính càng nhỏ thì tia ló bị lệch ít, lăng kính có chiết suất càng lớn thì tia ló bị lệch nhiều.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 125 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 

Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn:


– Chiếu một chùm ánh sáng tráng (ánh sáng Mặt Trời) qua khe hẹp F vào buồng tối, đến lăng kính p có cạnh song song khe F.

– Khi qua lăng kính, chùm ánh sáng Mặt Trời không những bị lệch về phía đáy lăng kính mà còn bị phân tích thành một dãy màu biến thiên liên tục và lần lượt từ trên xuống dưới: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (bảy sắc cầu vồng). Dãy màu sáng trên gọi là quang phổ của Mặt Trời,

Hiện tượng chùm ánh sáng trắng qua lăng kính bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Bài 2 (trang 125 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 

Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn:


Trên màn M của thí nghiệm tán sắc ánh sáng, Niu-tơn rạch một khe hẹp F’ song song với khe F, để tách một chùm sáng hẹp, chỉ có màu vàng.

Cho chùm sáng màu vàng qua lăng kính (P’) và hướng chùm tia ló trên màn M’

Vệt sáng trên màn M’ vẫn bị lệch về phía đáy của lăng kính (P) nhưng vẫn giữ nguyên màu vàng. Niu-tơn gọi chùm sáng này là chùm sáng đơn sác.

Vậy, ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi qua lăng kính.

Bài 3 (trang 125 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 

Trong thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn, nếu ta bỏ màn M đi rồi đưa hai lăng kính lại sát nhau, nhưng vẫn đặt ngược chiều nhau thì ánh sáng không còn bị tán sác vì lăng kính p đã phân tích chùm sáng thành quang phổ nhưng lăng kính P’ lại tổng hợp các chùm sáng đơn sắc lại thành ánh sáng tráng. Trên màn M’ ta thu được vệt sáng có màu trắng, nhưng viền đỏ ở cạnh trên và viền tím ở cạnh dưới.

Bài 4 (trang 125 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 

Chọn B. Thí nghiêm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn nhằm chứng minh lăng kính không làm thay đổi màu sác của ánh sáng qua nó.

Bài 5 (trang 125 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 



Bài 5 (trang 125 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 

Tia sáng Mặt Trời vào nước bị tán sắc và khúc xạ. Tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất.

 

 

 

Xem thêm Sự giao thoa ánh sáng tại đây 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận