Giải bài tập vật lý 12 – Chương IV – Bài 23 : Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến – Trang 117 SGK

Đang tải...

Giải bài tập vật lý 12

Chương IV – Bài 23 : Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 117 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Trong thông tin liên lạc vô tuyến phải dùng sóng ngắn vì sóng ngắn ít bị không khí hấp thụ, phản xạ tốt ở tầng điện li và mặt đất nhờ đó sóng ngắn có thể truyền đi rất xa.

C2 (trang 117 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Phân loại sóng vô tuyến:


C3 (trang 118 
sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

∗ Micrô: biến dao động âm thành dao động điện có tần số âm f.

∗ Mạch phát sóng điện từ cao tần: phát ra sóng điện từ có tần số cao vài MHz.

∗ Mạch biến điệu trộn dao động điện từ âm tần với dao động điện từ cao tần.  

∗ Mạch khuếch đại: khuếch đại dao động điện từ cao tần đã biến điệu.

∗ Anten phát: tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.

C4 (trang 118 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

∗ Anten thu: thư sóng điện từ cao tần biến điệu,

∗ Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần: khuếch đại dao động điện từ do anten gửi đến.

∗ Mạch tách sóng: tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.

∗ Mạch khuếch đại: khuếch đại dao động điện âm tần từ mạch tách sóng.

∗ Loa: biến dao động điện âm tần thành dao động âm.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Có 4 nguyên tắc trong việc truyền thông tin bằng sóng vô tuyến:

– Phải dùng các sóng vô tuyến có bước sóng ngắn nằm trong vùng các dải sóng vô tuyến. Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.

– Phải biến điệu các sóng mang:

+ Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện: sóng âm tần.

+  Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng ấm tần với sóng mang: biến điện sóng điện từ.

– Ở nơi thu, dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa,

– Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.

Bài 2 (trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

− Sóng mang là sóng điện từ cao tần có bước sóng từ vài mét đến vài trăm mét.

− Biến điệu một sóng điện từ cao tần là sự trộn sóng âm tần với sóng cao tần làm cho sóng này tải được thông tin cần truyền đi (hình ảnh, âm thanh).

Bài 3 (trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản:


Tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ, học sinh xem lại câu C3 trong phần I.

Bài 4 {trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản:

Tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ, học sinh xem lại câu C4 trong phần I.

Bài 5 (trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Chọn C .  Chiếc điện thoại di động.

Bài 6 (trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Chọn C . Trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyển.

Bài 7 (trang 119 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 12 

Chọn B. Biến điệu sóng điện từ là trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.

 

 

Xem thêm Tán sắc ánh sáng tại đây

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận