Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 31

Đang tải...

Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 31

 

Chính tả : Luyện tập viết hoa

1. Huy chương Ô-lym-pic hoá học quốc tế, Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng ; Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp văn hoá – thể thao và du lịch ; Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp đối ngoại của Đảng.

2. Huân chương Chiến sĩ vẻ vang ; Huân chương Quân công hạng Nhất ; Huy chương Vàng Ô-lim-pic toán học quốc tế; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục ; Anh hùng Lao động ; Nghệ sĩ Nhân dân ; Kỉ niệm chương Vì hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc ; Kỉ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Luyện từ và câu (1) : Mở rộng vốn từ

Nam và nữ

1. Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân ; Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên Biên Thành ; Đô kì đóng cõi Mê Linh ; Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta ; gánh vác sơn hà ; báo phục ; bá vương.

2. a) thuỳ mị; b) đảm đang ; c) lịch duyệt (hoặc lịch lãm).

Tập làm văn (1) : Ôn tập về tả cảnh

1. Tác giả tả con suối theo trình tự không gian (từ gần đến xa).

2. Từ ngữ tả cảnh con suối, ví dụ :

a) Nước suối: bốn mùa xanh trong

b) Chiếc cầu bắc qua suối: ghép bằng thân cây to ; cầu xi măng cốt thép rộng rãi.

c) Những con cá suối: lườn đỏ, lưng xanh ; (lên thác ăn “ghét đá”) ngửa bụng trắng xoá ; bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

d) Thác nước : chảy khá xiết, gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành sóng bạc đầu.

e) Nước dưới vực : chảy lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

3. (1) Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.

(2) Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi yẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.

Luyện từ và câu (2) : Ôn tập về dấu câu

(Dấu phẩy)

1. Những câu có dấu phẩy :

– Nó cao lớn sừng sững, khinh khỉnh nhìn đám sậy nhỏ bé, thấp chủn dưới chân mình.

– Một hôm, trời nổi trận cuồng phong, cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông trôi theo dòng nước.

– Quá đỗi ngạc nhiên, nó bèn cất tiếng hỏi cây sậy.

– Còn tôi tuy nhỏ bé yếu ớt nhưng luôn luôn có hàng ngàn, hàng vạn bạn bè đứng cạnh tôi.

– Nghe vậy, cây sồi không dám coi thường cây sậy nhỏ bé nữa.

2. Câu (1) : Các dấu phẩy ngăn cách các vị ngữ ; Câu (3) : Các dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép.

Tập làm văn (2) : Ôn tập về tả cảnh

1. Tham khảo dàn ý bài văn miêu tả một ngôi nhà ở nông thôn sau đây :

a) Mở bài: Ngôi nhà ở ngay giữa làng, cạnh cây đa cổ thụ và quán nước nhỏ.

b) Thân bài

– Bên ngoài:

+ Nhà gạch, ngói đỏ, mái hiên rộng, kiểu dáng đơn sơ, mới xây được dăm năm.

+ Ngõ vào rộng rãi, hai bên trồng hai hàng râm bụt…

– Bên trong :

+ Gồm ba gian, hai chái (phòng nhỏ); cửa ra vào ờ giữa, cửa sổ nhìn ra sân và vườn ở sau nhà.

+ Gian giữa có bệ cao để thờ cúng tổ tiên, bộ bàn ghế tràng kỉ để tiếp khách.

+ Hai gian hai bên đều kê giường ngủ của ông bà, một bên có mắc võng.

+ Hai chái là hai căn phòng nhỏ, một bên bố mẹ em ở, một bên là giường ngủ của hai chị em, gần đó là góc học tập có đủ bàn ghế, giá sách…   ‘

– Cảnh liên quan : Căn bếp nhỏ đầu hồi; bể nước ở góc sân láng xi măng ; khu vườn rau và cây ăn quả ở phía sau ngôi nhà.

c) Kết bài: Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình, là nơi quây quần của cả ba thế hệ (ông bà – bố mẹ – con cái) sống hoà thuận, hạnh phúc.

2*. Tham khảo đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn tả ngôi nhà :

Mở bài: Ngôi nhà của gia đình em đang sống ở ngay giữa làng, gần cây đa cổ thụ và quán nước nhỏ của cụ Bính. Nhà mới xây lại cách đây dăm năm nhưng ngôi nhà cũ trên nền đất này dễ đến hàng trăm năm rồi.

Kết bài: Ngôi nhà ấy đã giữ bao kỉ niệm êm đềm của gia đình em. Nó gắn bó với em như người ruột thịt. Mỗi khi đi xa trở về, em lại sung sướng được ở trong ngôi nhà ấm cúng, được sống giữa tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ và ông bà thân yêu.

 

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận