Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 30

Đang tải...

Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 30

 

Chính tả : Luyện tập viết hoa

1 và 2. Các cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu viết hoa sai (BT1) và viết lại theo đúng quy định viết hoa (BT2) như sau : Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Luyện từ và câu (1) : Mở rộng vốn từ

Nam và nữ

1. a) dũng cảm, cao thượng, mạnh mẽ, lịch thiệp,… ; b) dịu dàng, thùy mị, bền bỉ, hiếu thảo,…

2. Ví dụ : Yếu trâu hơn khoẻ bò ; Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng ; Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần; Trăm con trai không bằng lỗ tai con gái,…

3*. Câu tục ngữ dùng cách nói ngược để nhấn mạnh tính nông nổi của      đàn bà, tính sâu sắc của đàn ông (đàn ông dẫu có nông nổi cũng hơn đàn bà         sâu sắc, như là cái nông của giếng thơi so với cái sâu của cơi trầu. Tương tự câu Yếu trâu hơn khoẻ bò). Cách đánh giá của thời phong kiến, coi nhẹ phụ nữ.

Tập làm văn (1) : Ôn tập về tả con vật

1. Mở bài: hai câu đầu bài văn ; kết bài: hai câu cuối bài.

a) Mở bài được viết theo kiểu trực tiếp ; b) kết bài được viết theo kiểu mở rộng.

2. Từ ngữ tả hình dáng của mèo Hung :

– Bộ lông : màu hung hung, có sắc vằn đo đỏ.

– Cái đầu : hơi tròn. Hai tai: dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy.

– Đôi mắt: hiền lành nhưng ban đêm thì xanh lè, có thể nhìn rõ mọi vật.

– Bộ ria mép : vểnh lên nom rất oai phong.

– Bốn chân : thon thả bước đi như lướt trên mặt đất.

– Cái đuôi: dài thướt tha, duyên dáng, đáng yêu.

3. Từ ngữ tả hoạt động của mèo Hung :

– Rình bắt chuột : rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình ; chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái…

– Rửa mặt: chăm; lúc ăn xong hay cả lúc rỗi rãi, chú ngồi liếm vào hai bàn chân rồi xoa lên khắp mặt.

4*. Tham khảo :

Mở bài : Trời vừa hửng sáng, em tung chăn dậy định chạy ra sân tập thể dục. Vừa lúc ấy, chú mèo từ đâu chạy đến sà ngay vào lòng em. Đó là một con mèo tam thể rất tinh khôn, được ba em gọi đùa là “nhà nghệ sĩ bắt chuột”.

Kết bài: Những hôm mèo bắt được chuột, em thường thưởng thêm cho mèo con cá rô nướng. Mèo ăn một cách ngon lành. Trời rét, em làm cho mèo chiếc ổ rơm đặt ở góc bếp để mèo ngủ yên và sẵn sàng theo dõi, canh gác chuột. Chú mèo vừa ngoan vừa có ích nên ai cũng quý cũng yêu.

Luyện từ và câu (2): Ôn tập về dấu câu

(Dấu phẩy)

1. Ngày ngày, trên khoảng trời trong bên trên những cây gạo và bãi cỏ non có một chiếc diều bay lơ lửng, tít trên cao. Tiếng sáo diều vi vu, lâng lâng trong gió. Bé Hiền nghe sáo diều thấy lòng mình trong sáng hơn, trí minh mẫn hơn. Bé biết mẹ ở thôn nhỏ kia, trong túp lều làm nhờ trên mảnh vườn chùa, đang ngắm diều và mong cậu học giỏi. Bé học càng chăm, đám trẻ trâu cũng lây tính siêng năng ấy. Chúng cùng học với bé Hiền, cùng vui chơi với bé Hiền. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ mười sáu (1247), cậu vào kinh dự khoa thi mùa xuân.

– Na, hồng bì, lựu, cam sành, cây hồng quả, cây ổi lớn và cây đào chi chít cành : Dấu phẩy tách các chủ ngữ

– Dưới mặt đất mát rời rợi, la liệt các thứ xương rồng, mào gà, tía tô, cỏ tóc tiên : Dấu phẩy thứ nhất tách trạng ngữ ; dấu phẩy thứ hai tách thành phần liệt kê.

– Trong lối đi kín đáo, những cậu cóc xù xì ngồi chầu nhau, ngẫm nghĩ, đôi lúc nghiến răng kèn kẹt, ấy trời sắp mưa : Dấu phẩy thứ nhất tách trạng ngữ ; dấu phẩy thứ hai tách các vị ngữ.

Tập làm văn (2) : Tả con vật

(Chuẩn bị kiểm tra)

1. Tham khảo dàn ý bài văn miêu tả con trâu :

a) Mở bài: (Giới thiệu) con trâu đen, lông mượt, gắn bó với gia đình em trong việc đồng áng đã nhiều năm.

b) Thân bài

* Hình dáng :

– Trâu cao hơn đầu em, dáng to khoẻ ; da đen bóng, lông thưa, cứng.

– Hai sừng nhọn hoắt, cong tựa vành trăng.

– Đôi tai như hai chiếc lá bàng ; mắt to đen ; mũi ướt nước, thở phì phì…

– Bốn chân vững chãi đỡ cả thân mình nặng nề ; cái đuôi luôn phe phẩy đuổi ruồi muỗi…

* Tính nết và một vài hoạt động :

– Trâu là con vật rất hiền. Khi ăn, ngoạm từng nắm cỏ nghe xoàn xoạt ; lúc nghỉ, thường nằm dưới bụi tre, miệng nhai tóp tép…

– Lúc trâu cày ruộng, đầu cứ chúi về phía trước, bước đi chậm rãi mà chắc nịch ; trâu cày rất khoẻ, lật từng luống đất lên dễ như chơi…

– Trời nắng, trâu đầm mình dưới nước, mình dính đầy bùn đất nhưng xem ra rất khoan khoái vì mát mẻ.

c) Kết bài: Trâu là bạn của nhà nông, là “người thân” trong gia đình em. Cả nhà em đều quý trâu và chăm sóc cẩn thận để trâu luôn khoẻ và làm ruộng tốt.

2*. Tham khảo (đoạn văn tả hình dáng, hoạt động của con chó nuôi trong nhà) :

a) Hình dáng

Tô-ni lớn nhanh như thổi. Giờ đây, nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối và đẹp đẽ. Toàn thân nó phủ một lớp lông dày màu vàng nâu, điểm những khoang đen trắng. Đôi tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt to sáng. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn răng nanh cong và nhọn. Tô-ni có dáng như chó săn. Cái ức nở đầy đặn, bụng thon, bốn chân cao, gân guốc và vững chãi. Cái đuôi xù cuốn tròn thành chữ o trên lưng.

b) Hoạt động

Tô-ni đi đứng nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng sáng, Tô-ni nô giỡn với chú mèo tam thể trên sân. Chúng đuổi nhau, vờn nhau không biết chán. Thấm mệt, Tô-ni trèo lên thềm, nằm sấp, gác mõm lên hai chân trước, lim dim ngủ. Nhưng chớ ai lầm tưởng là nó ngủ say. Tuy lơ mơ thế nhưng hai tai nó úp xuống gần sát đất, không bỏ qua một tiếng động nào. Chỉ cần có tiếng bước chân nhè nhẹ ngoài hàng rào là nó đứng phắt dậy, linh hoạt hẳn lên. Nếu là người lạ, lập tức nó cất tiếng sủa vang. Nếu là người quen, nó chạy xổ ra, vẫy đuôi mừng tíu tít. Ngày nào em đi học về, Tô-ni cũng ra tận cổng đón. Nó chồm hai chân trước, ôm chầm lấy em và quấn quýt không rời…

(Thực hành tập làm văn 4, NXB Giáo dục, 2002)

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận