Giải bài tập vật lý 10 – Chương VI – Bài 33 : Các nguyên lí của nhiệt động lực học – Trang 176 SGK

Đang tải...

Giải bài tập vật lý 10 

Chương VI – Bài 33 : Các nguyên lí của nhiệt động lực học 

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 176 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10 

Vật thu nhiệt lượng: Q > 0.

Nội năng của vật tăng: ΔU > 0.

Vật thực hiện công: A < 0.

C2 (trang 176  sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10 

a) ΔU = Q ; Q > 0: quá trình vật nhận nhiệt lượng và tăng nội năng.

ΔU = Q; Q < 0: quá trình tỏa nhiệt lượng và giảm nội năng.

b) ΔU = A; A > 0: quá trình vật nhận công và tăng nội năng.

ΔU = A; A < 0: quá trình vật thực hiện công và giảm nội năng.

c) ΔU = Q + A; Q > 0; A < 0: vật nhận nhiệt lượng, thực hiện công, nội năng có thể tăng hoặc giảm.

AU = Q + A; Q > 0 ; A > 0: vật nhận nhiệt lượng, nhận công, nội năng tăng.

C3 (trang 178 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Điều này không vi phạm nguyên lí II của nhiệt động lực học.

Nhiệt không tự truyền trực tiếp từ phòng ra ngoài mà còn thông qua nhiều vật, nhiều quá trình khác nữa.

C4 (trang 178 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Trong động cơ nhiệt, một phần nhiệt lượng động cơ nhận phải truyền cho nguồn lạnh, phần còn lại chuyển hóa thành công ⇒ cách phát biểu của Các-nô không mâu thuẫn với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 179 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Nguyên lí I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ΔU = Q + A

Trong đó: Q là nhiệt lượng vật nhận được (J).

A là công vật nhận được (J).

ΔU là độ biến thiên nội năng của vật (J).

Quy ước về dấu của nhiệt lượng, công và độ biến thiên nội năng:

Q > 0: vật nhận nhiệt lượng của các vật khác.

Q < 0: vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.

A > 0: vật nhận công.

A < 0: vật thực hiện công.

ΔU > 0: nội năng tăng.

Δu< 0: nội năng giảm.

Bài 2 (trang 179 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Nguyên lí II của nhiệt động lực học:

− Theo Clau-di-út: Nhiệt không thể tự truyền từ vật sang vật nóng hơn.

− Theo Các-nô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

Bài 3 (trang 179 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Chọn D. ΔU = Q

Vì khí trong bình kín không dãn nở nên A = 0 ⇒ ΔU = Q.

Bài 4 (trang 180 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Chọn C. Q > 0 và A < 0

Vì khí nhận nhiệt: Q > 0 và sinh công: A < 0.

Bài 5 (trang 180 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Chọn A. ΔU = Q với Q > 0

Vì quá trình đẳng tích: V = const ⇒ A = 0 ⇒ ΔU = Q

Nhiệt độ tăng ⇒ U tăng: ΔU > 0.

Bài 6 (trang 180 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Khí nhận công: A = 100 J

Khí truyền nhiệt ra môi trường: Q = — 20J

Áp dụng nguyên lí I của nhiệt động lực học:

ΔU = A + Q = 100 + (- 20) – 80 (J)

Vậy nội năng khí tăng 80J.

Bài 7 (trang 180 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Khí trong xilanh nhận nhiệt: Q = 100J

Khí nở, thực hiện công: A = – 70J

Áp dụng nguyên lí I của nhiệt động lực học:

ΔU = A + Q = (- 70) + 100 = 30 (J)

Vậy nội năng khí tăng 30J.

Bài 8 (trang 180 sách giáo khoa ) Giải bài tập vật lý 10

Khí nhận nhiệt, nóng lên, dãn nở đẳng áp, thực hiện công A lên pit-tông làm pit-tông dịch chuyển một đoạn Δh.

Áp lực khí lên pit-tông:

F = p.s (S là tiết diện của pit-tông)

Công của áp lực:

A = – FΔh = − pSΔh = – p ΔV

 

Áp dụng nguyên lí I của nhiệt động lực học:

 

Xem thêm  Chất rắn kết tinh – Chất rắn vô định hình tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận