Giải bài tập vật lý 10 – Chương VI – Bài 32 : Nội năng và sự biến thiên nội năng – Trang 170 SGK

Đang tải...

Giải bài tập vật lý 10 

Chương VI – Bài 32 : Nội năng và sự biến thiên nội năng 

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 170 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Khi nhiệt độ của vật thay đổi thì vận tốc phân tử thay đổi ⇒ động năng phân tử thay đồi ⇒nội năng vật thay đổi ⇒ U = f(T).

Khi thể tích của vật thay đổi thì khoảng cách giữa các phân tử thay đổi ⇒ thế năng tương tác phân tử thay đổi ⇒ nội năng vật thay đổi ⇒ U = f(V).

Vậy: U = f(V, T).

C2 (trang 170  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Theo định nghĩa khí lí tưởng, các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm ⇒khí lí tưởng không có thế năng, chỉ có động năng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật ⇒ nội năng u chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ T.

U = f(T).

C3 (trang 172  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa dạng năng lượng: cơ năng chuyển hóa thành nội năng. Còn trong quá trình truyền nhiệt thì không có sự chuyển hóa này.

Công là phần năng lượng truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình thực hiện công, còn nhiệt lượng là phần nội năng truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình truyền nhiệt.

C4 (trang 172  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

a) Truyền nhiệt dẫn nhiệt: Nhiệt lượng truyền trực tiếp từ than hồng sang thanh sắt.

b) Truyền nhiệt bức xạ: Mặt Trời truyền nhiệt cho Trái Đất nhờ phát ra tia bức xạ.

c) Truyền nhiệt đối lưu: Đèn cồn truyền nhiệt cho bình nước nhờ sự lưu chuyển của không khí nóng.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Bài 1 (trang 173 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Bài 2 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Theo định nghĩa khí lí tưởng, các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm ⇒ khí lí tưởng không có thế năng, chỉ có động năng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật ⇒ nội năng U chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ T.

U = f(T).

Bài 3 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

– Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

– Công thức tính nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ thay đổi: Q = mcΔt

Trong đó: Q là nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J).

m là khối lượng (kg).

c là nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K).

Δt là độ biến thiên nhiệt độ (°C hoặc K).

Bài 4 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn B. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Bài 5 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn C. Nội năng là nhiệt lượng.

Bài 6 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

Bài 7 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Khi thả miếng sắt vào bình nhôm chứa nước thì sắt sẽ truyền nhiệt cho nước và bình nhôm, sắt nguội đi, nước và bình nhôm nóng lên.

Khi ba vật có cùng nhiệt độ thì kết thúc truyền nhiệt (cân bằng nhiệt).

Bài 8 (trang 173  sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

 

Nhiệt độ cân bằng t = 21,5°C.

Khi thả miếng kim loại vào bình nhôm chứa nước thì miếng kim loại sẽ truyền nhiệt cho nhiệt lượng kế (nước và đồng thau). Miếng kim loại nguội đi, nhiệt lượng kế nóng lên.

Khi ba vật có cùng nhiệt độ thì kết thúc truyền nhiệt (cân bàng nhiệt).

Nhiệt lượng nhiệt kế và nước thu vào:

 

Xem thêm Các nguyên lí của nhiệt động lực học tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận