Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm ” Tôi đi học”

Đang tải...

Đọc hiểu tác phẩm “TÔI ĐI HỌC”

Thanh Tịnh

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Thanh Tịnh (1911 – 1988) quê ở xóm Gia Lạc, ngoại ô thành phố Huế. Ông học tiểu học và trung học ở Huế. Từ năm 1933, bắt đầu đi làm, Thanh Tịnh đã trải qua nhiều nghề: hướng dẫn viên du lịch, dạy học, đo đạc ruộng đất, sáng tác văn chương… Trong sự nghiệp sáng tác văn học của mình, Thanh Tịnh có đóng góp trên nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, truyện dài, thơ, bút kí văn học… Các tác phẩm chính của ông: “Hận chiến trường” (thơ, 1937); “Quê mẹ” (truyện ngắn, 1941); “Chị và em” (truyện ngắn, 1942); “Ngậm ngải tìm trầm” (truyện ngắn, 1943); “Sức mồ hôi” (ca dao, 1954); “Đi giữa mùa sen” (truyện thơ, 1980); “Thanh Tịnh đời và văn” (1996)…

Tuy nhiên, Thanh Tịnh thành công nhất ở thể truyện ngắn và thơ. Văn ông thường toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo với vẻ nhẹ nhàng, thấm thía, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. ”Tôi đi học” (Trích trong tập “Quê mẹ”) là một trường hợp như vậy.

“Tôi đi học” không chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, xung đột. Từ đầu đến cuối tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “tôi” và cũng vì thế mà bàng bạc chất thơ.

Những nội dung cơ bản cần nắm

1.1. Truyện ngắn Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi, diễn tả cảm giác mới mẻ, trang trọng, tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên.

1.2. Truyện ngắn có giọng văn nhẹ nhàng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 9)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lướt toàn văn bản. Chú ý cách ngắt đoạn, sự thay đổi đối tượng, tâm trạng được nhắc đến trong từng đoạn đó nhằm tìm ra trình tự xuất hiện của những kỉ niệm.

b) Gợi ý trả lời

Ngay ở mấy dòng đầu tiên, tác giả đã khắc hoạ cảnh sắc mùa thu như một cái cớ dẫn đến dòng hồi tưởng. Nhân vật “tôi” ở thời hiện tại lùi về quá khứ, sông lại một lần nữa cái cảm giác đã từng trải qua nhờ hoài niệm: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”.

Những kỉ niệm ấy được tác giả tái hiện theo trình tự thòi gian; lần lượt từ cảnh sắc bên đường và cảm giác của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ tới trường; đến tâm trạng của “tôi” khi nhìn ngôi trường, nhìn các bạn, nhìn mọi người và lúc phải rời bàn tay mẹ để vào lớp. Cuối cùng là tâm trạng của cậu bé lúc ngồi vào chỗ của mình trong lớp, bắt đầu buổi học đầu tiên.

Những kỉ niệm được tái hiện tuần tự, rõ ràng, không hề bị xáo trộn cho thấy chúng đã in sâu vào tâm trí nhân vật, đã được hồi tưởng nhiều lần và trở thành dâu ấn không thể mờ phai.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 9)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ các chú thích trong SGK để hiểu rõ hơn những trạng thái, cảm giác của nhân vật (lưng lẻo nhìn, bất giác). Chú ý, bên cạnh những chi tiết nhân vật tự nói lên cảm giác của mình, tâm trạng thật còn được thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.

b) Gợi ý trả lời

Trước hết, tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật được thể hiện một cách trực tiếp, thành lời: “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”, “cảm thấy mình chơ vơ”; “tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”; “nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”; “đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn”; “sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá”.

Ngoài ra, tâm trạng của cậu bé ngày đầu tiên đi học còn bộc lộ rõ hơn qua những hành động, cử chỉ, ánh mắt nhìn và cảm nhận rất riêng của cậu.

Con đưòng, cảnh vật xung quanh vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cậu tự thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình; cảm thấy trang trọng, đứng đắn vối bộ quần áo, với sách vở trên tay; cẩn thận nâng niu, giữ chặt mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa tò mò, háo hức muốn thử cầm bút thưốc như các bạn. Hôm nay, cậu bỗng thấy sân trường dày đặc ngưòi, ai cũng mặc sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa; thấy ngôi trưòng vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm. Khi thấy một bạn đứng đầu khóc, cậu bé cũng “cúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở”; cảm thấy phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ, thấy cảnh xa mẹ và đang bước vào một thế giới khác. Ngay sau đó, cậu bé lại cảm thấy gần gũi, quyến luyến với mọi vật trong lớp, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin, “vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần”…

Như vậy, qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, những kỉ niệm của buổi tựu trưòng đầu tiên hiện về sống động với những cảm giác, tâm trạng đan xen, chuyển biến. Nổi bật lên là sự hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật được thể hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp qua cử chỉ, hành động của nhân vật này.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 7)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý những chi tiết về lời nói, giọng điệu, cử chỉ của những nhân vật người lớn (ông đốc, thầy giáo, các phụ huynh), từ đó nhận xét thái độ, tình cảm của họ đối với trẻ thơ ngày đầu đến lớp.

b) Gợi ý trả lời

Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị rất chu đáo cho con em mình trong ngày đầu tiên đến lớp. Vì vậy mà quang cảnh sân trường “dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa”; “mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem”… Qua vài nét phác hoạ về cử chỉ của người mẹ, chúng ta cũng thấy được sự phản chiếu thái độ của các phụ huynh khác khi dắt tay con tới trường. Đó là sự lo lắng, hồi hộp, âu yếm, trìu mến. Tiếng “dạ ran” của phụ huynh; “cặp mắt lưu luyến”, cả mấy ngưòi ngoài đường “đứng dựng lại để nhìn vào”; “bàn tay dịu dàng đay tôi tới trước”… đều chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt mà các bậc cha mẹ dành tặng những đứa con yêu.

Ông đốc là hình ảnh một người thầy từ tôn, bao dung, nhân hậu. Ông “nói sẽ”, nhìn đám trò nhỏ với “cặp mắt hiền từ và cảm động”, “tươi cười nhẫn nại chờ…”. Còn người thầy trẻ tuổi nhận học trò mối cũng rất vui vẻ, dịu dàng.

Qua hình ảnh những nhân vật này, chúng ta thấy được thái độ yêu thương, tâm trạng lo lắng đầy trách nhiệm của gia đình, nhà trưòng dành cho thế hệ tương lai ngay từ buổi đầu tới trường.

c) Mở rộng kiến thức

Trong bài “Cổng trường mở ra” được học ở lớp 7, chúng ta có thể thấy không chỉ ở nước ta mà ở Nhật ngày đầu đến trường của các trò nhỏ rất được coi trọng, được cả nước quan tâm: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xả hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn, nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. (Ngữ văn 7, tập 1, trang 7).

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 8)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Bên cạnh việc đọc văn bản, liệt kê các hình ảnh so sánh được sử dụng, cần nắm vững chức năng biểu cảm của biện pháp này để khẩng định tác dụng, ý nghĩa của những hình ảnh đó trong văn bản.

b) Gơi ý trả lời

Trong truyện ngắn “Tôi đi học”, tác giả sử dụng ba hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mím cười giữa bầu trời quang đãng”.

“Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

“Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

Những so sánh này rất gợi cảm, gắn với hình ảnh thiên nhiên tươi sáng, trữ tình. Những cảm giác, ý nghĩ trừu tượng lại được so sánh với những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên: cánh hoa tươi, một làn mây… Chính vì thế, không khí truyện có được vẻ tươi tắn, trong trẻo.

Những so sánh này vừa thể hiện được sự hồn nhiên, ngây thơ của cậu bé, vừa khiến tâm trạng của cậu được bộc lộ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 9)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Tìm hiểu văn bản trên các khía cạnh nghệ thuật: bố cục, giọng điệu, ngôn ngữ, tình huống… Xác định yếu tố đặc sắc nhất, nổi bật nhất tạo nên sức hấp dẫn của truyện.

b) Gợi ý trả lời

Toàn bộ truyện ngắn “Tôi đi học” toát lên chất thơ ngọt ngào, một luồng không khí trữ tình êm dịu. Đó là do câu chuyện được bô” cục theo dòng hồi tưởng, theo suy nghĩ của nhân vật “tôi”. Các sự việc hiện lên qua dòng hoài niệm bao giò cũng được bao phủ bởi không khí mờ mờ của tâm tưởng và pha chút buồn man mác. Qua lời kể của nhân vật “tôi”, tất cả cảnh vật, sự việc như được khúc xạ qua một lăng kính chủ quan. Đó là cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu của chú bé ngày đầu đến lớp. Chỉ khi còn bé, người ta mới có thể nghĩ rằng “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”; mới có thể dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi thấy một cậu bạn bỗng dưng ôm mặt khóc; mới có thể “thèm thuồng nhìn theo cánh chim”, ngơ ngẩn nghĩ về những kỉ niệm đi bẫy chim trong khi đang ngồi ở lớp học… Những suy nghĩ ngây thơ ấy của chú bé khiến chúng ta hồi tưởng lại thời thơ ấu của chính mình, ta bỗng nhiên cũng thấy bồi hồi, xúc động. Tác giả không kể lại những kỉ niệm bằng lòi của một người lớn nhớ về quá khứ mà hoá thân vào một cậu bé. Nhờ thế, những cảm xúc trở nên chân thật hơn. Cảm xúc hoà quyện với lòi kể, miêu tả, mạch truyện rất đằm thắm, ngọt ngào.

Cách chọn tình huống truyện của tác giả cũng góp một phần quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của truyện. Buổi “tựu trường” là một thời điểm đặc biệt mà hầu như ai cũng từng trải qua. Đó là điểm mốc quan trọng đánh dấu lần đầu tiên chúng ta bưốc ra khỏi sự bao bọc của gia đình để gia nhập những mối quan hệ xã hội rộng lốn hơn, học hỏi những tri thức khoa học đầu tiên, chuẩn bị cho sự nghiệp, cuộc đòi sau này. Đây là môi trường vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách mỗi con người. Chọn thời điểm đặc biệt đó, tác giả đã đánh thức những dấu ấn khó phai mờ trong tâm khảm mỗi người và vì thế đã tìm được sự đồng cảm của người đọc.

Ngoài ra, hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, khung cảnh ngôi trường với những gương mặt rạng rỡ, trìu mến cũng tạo nên những rung động nhẹ nhàng trong lòng độc giả.

Tất cả những yêu tố đó, từ bố cục, cách tạo tình huốhg, giọng điệu, ngôi kể, sự đan xen miêu tả vặ cảm xúc, đến những hình ảnh gợi cảm… đều tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm này.

Xem thêm: Một số yêu cầu về kỹ năng làm bài nghị luận văn học – Ngữ Văn lớp 9

Tư liệu tham khảo

Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.

Cảnh một buổi sốm mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đưòng làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội cảnh sân trường Mĩ Lí “dầy đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”. Cảnh học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ” nhiều mơ ước “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng tròi rộng muôn bay”… cảnh những học trò mới nghe một hồi trông trưòng “thúc vang dội cả lòng”, hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên… “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, một con chim đến bậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao.

Cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho cậu học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “thấy lạ và hay”. Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền từ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.

Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất yêu thương con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”, “bàn tay mẹ cầm thước, bút cho con”… Lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con bước tới như khích lệ. Lúc đứa con trai bé bỏng “nức nở khóc” thì bàn tay mẹ hiền là “một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc con”. Có thể nói, hình tượng bàn tay mẹ hiền đã thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm được tình thương của mẹ.

Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị; ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện, ta cảm nhận chất thơ ấy mà xúc động, bâng khuâng: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đưòng rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cưòi giữa bầu trời quang đãng…”.

Thật vậy, “Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trưòng của tuổi thơ rất thơ và xúc động.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận