Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Đang tải...

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

Những nội dung cơ bản cần nắm

1.1. Nghĩa của từ bao giờ cũng có tính chất khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng và loại bỏ những nét nghĩa ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Nói một cách khác, nghĩa của từ không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể với tất cả mọi dáng vẻ của nó mà chỉ sự vật, hiện tượng khái quát hoá.

1.2. Nghĩa của từ có tính chất khái quát hoá nhưng trong một ngôn ngữ, phạm vi khái quát của từ không giống nhau. Có những từ ngữ có phạm vi khái quát rộng, có những từ ngữ có phạm vi khái quát hẹp hơn. Từ ngữ nghĩa rộng có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác. Từ ngữ nghĩa hẹp có phạm vi nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp

Trong tiếng Việt, mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu được nghĩa của từ ngữ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ ngữ thì lúc nghe người ta nói, lúc đọc văn bản mới hiểu được nội dung, mục đích của lời nói, văn bản.

Ví dụ:

– Từ hoa mười giờ có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng.

– Từ hú có nghĩa là; cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau.

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hợn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

1, Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?

Một từ ngữ được coi là cồ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, khoai, sắn; đinh, lim, sến, táu; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ; tre, nứa, vầu,…

– Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay, bơi,…

– Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát, thêng thang, rộng lớn,…

Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có nghĩa rộng.

2. Thế nào là từ có nghĩa hẹp?

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Từ băm chỉ hoạt động: chặt liên tiếp và nhanh tay cho nát nhỏ ra (băm thịt, băm rau lợn…).

– Từ lênh khênh dùng chỉ những sự vật cao quá mức, gây cảm giác “khó đứng vững” (như: Người cao lênh khênh, thang cao lênh khênh…).

Qua việc miêu tả nghĩa của các từ trên, ta có thể kết luận: các từ băm, lênh khênh, là những từ có nghĩa hẹp bởi:

– Nghĩa của từ băm được bao hàm trong nghĩa của từ hoạt động.

 

b) – Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ: voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: voi, hươu.

+ Từ voi dùng để chỉ: loài thú rất lớn sống ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngà, tai to, da rất dày, có thể nuôi để tải hàng, kéo gỗ, (khoẻ như voi, cưỡi voi ra trận).

+ Từ hươu dùng để chỉ: thú rừng thuộc nhóm nhai lại, có gạc rụng hằng năm, cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai.

– Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo, bởi phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: tu hú, sáo.

+ Từ tu hú dùng để chỉ: một loài chim lớn hơn sáo, lông màu đen, hoặc đen nhạt có điểm nhiều chấm trắng, thường đẻ trứng vào tô sáo sậu hay ác là, và kêu vào đầu mùa hè (tu hú gọi hè).

+ Từ sáo dùng đế chỉ một loài chim nhỏ, lông đen có điểm trắng ở cánh, thường sống thành đàn.

– Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa rộng của các từ cá rô, cá thu.

+ Từ cá rô dùng để chỉ: cá nước ngọt thường sống ở ao hồ, thân hình bầu dục, hơi dẹp, vảy cứng, vây lưng có gai, có thể sống rất dai ngoài nước.

+ Từ cá thu dùng để chỉ: cá biển thường sông ở tầng mặt, thân dẹp, hình thoi, gốc đuôi hẹp.

c) Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ: voi, hươu…; tu hú, sáo…; cá rô, cá thu… Đồng thòi, nghĩa của các từ: thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật.

II. Tính chất rộng – hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời, có thể có nghĩa hẹp đốì với một từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Từ lúa (thóc) có nghĩa rộng khi so với các từ: lúa nếp, lúa tẻ, tám thơm… nhưng lại được hiểu là có nghĩa hẹp hơn khi so với từ ngũ cốc.

– Từ máy bay có nghĩa rộng khi so với các từ: trực thăng, máy bay phản lực, máy bay tiêm kích… nhưng lại được hiểu là có nghĩa hẹp hơn khi so với từ máy.

Tóm lại, khi nói và viết cần có vốn từ ngữ phong phú, phải nắm chắc nghĩa của từ, các sắc thái biểu cảm của từ; đồng thòi, phải hiểu nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ. Có như thế, nói và viết mới đúng, mới hay.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em dựa vào sơ đồ trong SGK, trang 10 đề lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ đã cho trong bài tập.

2. Để làm bài tập này các em hãy tìm nghĩa chung nhất của các từ ở mỗi nhóm cho trong bài tập.

Muôn tìm được “từ ngữ có nghĩa rộng” so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm, các em cần đọc kĩ các từ ngữ trong mỗi nhóm, rồi xem “điểm chung nhất, đồng nhất về nghĩa” giữa các từ ngữ là gì. Từ ngữ diễn đạt ý nghĩa chung nhất chính là “từ ngữ có nghĩa rộng”.

a) Xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, than, củi có điểm chung nhất về nghĩa là chất đốt.

Vậy chất đốt là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này.

b) Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc có điểm chung nhất về nghĩa là nghệ thuật.

Vậy nghệ thuật là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này.

c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rạn có điểm chung nhất về nghĩa là thức ăn.

Vậy thức ăn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó có điểm chung nhất về nghĩa là nhìn.

Vậy nhìn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

e) Đấm, đá, thụi, bịch, tát có điểm chung nhất về nghĩa là đánh.

Vậy đánh là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

3. Bài tập này yêu cầu các em dựa vào từ ngữ có nghĩa rộng cho sẵn trong bài tập, tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn. Nghĩa của các từ cần tìm được bao hàm trong nghĩa của từ cho sẵn.

a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xích lô, xe ba gác, ô tô,…

b) Kim loại: đồng, nhôm, kẽm, sắt, bạc,…

c) Hoa quả: na, chuôi, mít, ổi, mận, hồng,…

d) (Người) họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu,…

e) Mang: xách, khiêng, vác, gánh, công,…

4. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ cho trong bài tập.

a) Thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.

Trong nhóm này, từ thuốc lào không có nghĩa là thuốc chữa bệnh. Vậy thuốc lào là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.

Trong nhóm này, từ thủ quỹ không có nghĩa là giáo viên. Vậy thủ quỹ là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.

Trong nhóm này từ bút điện không có nghĩa là bút để viết. Vậy bút điện là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

d) Hoa: hoa hồng, hoa lay ơn, hoa tai, hoa thược dược.

Trong nhóm này, từ hoa tai không có nghĩa là hoa thực vật có màu sắc, có hương thơm. Vậy hoa tai là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm ” Tôi đi học”

5. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Đọc đoạn trích trong SGK, trang 11.

– Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó:

+ Một từ có nghĩa rộng.

+ Hai từ có nghĩa hẹp hơn.

Muốn tìm được ba động từ theo yêu cầu của bài tập, trước hết, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý những động từ cùng biểu thị một loại hoạt động, cùng có nét chung về nghĩa. Sau đó, em tìm trong các động từ ấy, từ nào có nghĩa rộng và hai từ nào có nghĩa hẹp hơn.

– Trong đoạn trích của Nguyên Hồng, ta thấy có ba động từ cùng biểu thị một loại hoạt động khóc đó là: khóc, nức nở, sụt sùi.

+ Từ khóc dùng để chỉ: hoạt động chảy nước mắt, do đau đớn khó chịu hay xúc động mạnh.

+ Từ nức nở dùng để chỉ: hoạt động khóc nức lên từng cơn không thể kìm được (thường do quá xúc động).

+ Từ sụt sùi dùng để chỉ: tiếng khóc nhỏ kéo dài, vẻ ngậm ngùi như cố giấu, cố nén nỗi đau lòng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận