Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “Ôn dịch, thuốc lá”

Đang tải...

Đọc hiểu tác phẩm “ÔN DỊCH, THUỐC LÁ”

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây ra những tổn thất to lớn cho sức khỏe và cho tính mạng con người.

1.2. Cần phải nhận thức những tác hại to lớn của thuốc lá và có quyết tâm ngăn ngừa, phòng chống nạn dịch nghiện thuốc lá.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bôn mươi của thế kỉ XX. Ỏng là nhà hoạt động văn hoá, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta.

Bài “Ôn dịch, thuốc lá” trích trong cuốn “Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện” của ông.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 121)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đầu đề và nội dung của văn bản để thấy văn bản viết về một hay hai đối tượng. Tại sao tác giả lại phải sử dụng dấu phẩy để tách hai từ đó ra. Khi tách như thế đọc lên chúng ta cảm nhận giọng điệu có thay đổi không?

b) Gơi ý trả lời

Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyễn Khắc Viện. Một nhan đề rất độc đáo: “Ôn dịch, thuốc lá” và độc đáo chính là ở việc dùng một “dấu phẩy” đặt giữa hai từ. Khi có dấu phẩy từ “Ôn dịch” được tách ra, tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe. Đồng thời, cách viết đó cũng thể hiện thái độ phê phán, căm ghét của tác giả đôi vối loại ôn dịch đó. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Au hiện đại. Bởi Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, nên trong bài viêt của ông có sự ảnh hưởng lớn của cách nói, cách viết phương Tây.

Nếu viết: “Ồn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” đều được, nhưng viết như thế thì “bằng phẳng quá”, “hiền lành quá”, không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản. Đồng thời không thể hiện hết thái độ, quan điểm của tác giả. vì thế, tiêu đề của tác phẩm là sự sáng tạo độc đáo của tác giả và không thể thay đổi.

Cách viết của tác giả là hoàn toàn có lí và thoả đáng bởi thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, lây lan rộng, gây tổn thất to lớn cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 121)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS,…” đến “làm tổn hao sức khoẻ cộng đồng”. Câu nói của Trần Hưng Đạo được tác giả đặt ở phần nào của bài viết, câu nói đó đề cập đến vấn đề gì, có liên quan như thế nào đến nội dung tác giả cần thể hiện? Khi trích dẫn câu nói ấy tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?

b) Gợi ý trả lời

Trước khi trình bày, phân tích vấn đề tác giả đã đặt một câu in nghiêng thâu tóm chủ đề của bài viết: “Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”. Khi nhắc đến đại dịch AIDS bất cứ ngưòi dân nào trên thế giới cũng sợ hãi, lo âu và giới cầm quyền của các quốc gia vẫn đang phải trăn trở để tìm ra giải pháp kiểm soát và chữa trị. Nhưng chúng ta không biết rằng còn có một đại dịch còn nguy hiểm, khủng khiếp hơn cả AIDS, đó là: thuốc lá.

Để chứng minh cho luận điểm của mình, tác giả đi vào triển khai hệ thông luận cứ. Trước hết, ông nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo – vị tướng kiệt xuất thòi Trần – nói với nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Nội dung của câu nói trực tiếp đề cập đến vấn đề chông giặc ngoại xâm của vua tôi nhà Trần (thế kỉ XIII) tưởng chừng như chang liên quan đến nạn nghiện thuốc lá. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, chúng ta sẽ thấy đây là dụng ý rất sâu sắc của tác giả. Bởi, thực tế, thuốc lá không giết chết người nghiện ngay lập tức mà nó “gặm nhấm” dần sức khoẻ của con người và sự phát triển lành mạnh của xã hội. Bởi không ai có thể nhìn*thấy khói thuốc đang len lỏi trong cơ thể, giết chết những tế bào ở vòm họng, ở phế quản gây nên nhiều bệnh nguy hiểm: ho hen, viêm phế quản, thậm chí có những bệnh thuộc loại vô phương cứu chữa như ung thư. Quá trình xâm hại đó cứ ngấm ngầm diễn ra trước sự vô tâm, thò ơ của chúng ta và đến một ngày nó bộc lộ ra bên ngoài thì đã đến giai đoạn vô cùng nguy hiểm, không chỉ hao tổn về tiền bạc mà có khi còn cướp đi sinh mạng của ngưòi bệnh. Những con số, những chứng cứ dưới ngòi bút của Nguyễn Khắc Viện trở nên có sức thuyết phục rất cao: 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. Như vậy, việc dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo là hợp lí và xác đáng, không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và lập luận thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho ngưòi đọc có sự liên tưởng thú vị “Ôn dịch, thuốc lá”. Nó như gióng lên hồi chuông cảnh báo về thứ giặc vô cùng nguy hiểm: giặc thuốc lá, nó đang “gặm nhấm” con nghiện và xã hội.

Cách trích dẫn câu nói của vị anh hùng dân tộc về một thứ giặc “gặm nhấm” rất nguy hiểm, từ đó liên hệ đến “Ôn dịch, thuốc lá”, cùng với những cứ liệu đưa ra ở đoạn văn sau đó đã cho thấy sự hiểu biết khoa học sâu sắc, trình bày chuyên môn của bác sĩ Tây học – Nguyễn Khắc Viện.

Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 121)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Có người bảo…” đến “… đã đẩy con em vào con đường phạm pháp”. Đoạn văn thuyết minh ở dưới có quan hệ gì với câu tác giả giả định? Nếu như không có câu giả định thì hiệu quả của những thông tin tác giả đưa ra ở dưới có ảnh hưởng gì?

b) Gơi ý trả lời

Việc đặt một giả định trưóc khi đưa ra những thuyết minh một lần nữa cho thấy sự sáng tạo, độc đáo trong cách viết của Nguyễn Khắc Viện. Nếu như không có giả định đó thì tất cả những cứ liệu sau đó chỉ thuần tuý là đưa ra thông tin một cách khách quan của người ngoài cuộc. Nhưng khi đặt một giả định như thế, tất cả phần thuyết minh trên dưới trở thành sự phản bác, thể hiện thái độ phê phán quyết liệt của tác giả. Có cảm giác những thông tin mà Nguyễn Khắc Viện đưa ra về ảnh hưởng xã hội của thuốc lá như là lòi chất vấn với câu nói gàn bướng, “lí sự cùn” của con nghiện: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”. Đây là một thực tế. Bởi không ít người đã vì thú vui hút thuốc của mình mà coi thường lòi khuyên của bác sĩ và những người thân. Họ vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố  tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình để tự do hút mà không thèm để ý đến người cạnh mình cũng bị hít phải luồng khói độc. Tác giả đã đưa ra những cứ liệu cụ thể, xác đáng để phản bác lại lòi lẽ vô trách nhiệm đó. Vì thực tế người hút thuốc không chỉ huỷ hoại sức khoẻ của chính mình, mà còn huỷ hoại cả sức khoẻ của những ngưòi xung quanh: ngưòi thân hay ngưòi cùng làm việc với họ “cũng bị nhiễm độc, đau tim, viêm phế quản, ung thư”. Như vậy, chỉ vì thói quen sở thích không tốt của cá nhân mà vô tình anh ta đã “mang lại” bệnh tật cho rất nhiều ngưòi khác.

Vấn đề hút thuốc lúc này đã không còn là vấn đề riêng của bất cứ cá nhân nào vì nó đã “cướp” đi bầu không khí trong lành của những người xung quanh. Hút thuốc là quyền của cá nhân, nhưng không thể dùng quyền đó để đầu độc người khác, và nhiều khi nó còn trở thành một tội ác. Bởi nó đầu độc, huỷ hoại sức khoẻ của cả thế hệ trẻ.

– chủ nhân tương lai của đất nước. “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu”. Câu văn “Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà có thai quả là tội ác”, vang lên như một lòi kết tội nghiêm khắc.

Không dừng lại ở đó, việc hút thuốc còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về đạo đức và sự bình yên của xã hội. Trong gia đình, những người cha, chú có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sông của con em họ, nhất là khi chúng ở lứa tuổi thanh thiếu niên rất dễ học đòi, bắt chước những hành động của người lớn. Chính vì thế, hành động của họ sẽ là một “tấm gương xấu”. Khi đó, lòi nói của cha mẹ và những người thân trong gia đình trở nên không có tác dụng, chúng lại trở thành “con nghiện” mới của thứ “thuổc độc” đó.

Nguy hại hơn, việc nghiện thuốc lá chính là nguyên nhân kéo theo nhiều tệ nạn khác: trộm cắp, cướp của… Đó là con đường tất yếu, là quan hệ nhân quả khăng khít. Bởi ông bà ta đã nói: “Đói ăn vụng, túng làm liều”, khi không có tiền để hút thuốc chúng có thể “làm liều” miễn là có tiền. Như vậy thì tương lai của gia đình, của xã hội sẽ ra sao đây khi những chủ nhân chỉ biết thả mình trong làn khói thuốc, rồi trộm cắp, rồi tù tội. Tác giả đã gióng lên hồi chuông báo động quả là xác đáng: “Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ con, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp”.

Như vậy, tất cả phân tích trên đây cho thấy tác giả là người hiểu biết khoa học sâu sắc, có trình độ chuyên môn cao, có ý thức trách nhiệm với đời sông xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Bài viết không chỉ thể hiện cái tâm cao cả của một bác sĩ mà còn là cái tài sắc sảo sử dụng ngôn từ. Nguyễn Khắc Viện trong một bài viết ngắn của mình đã kết hợp nhiều phương pháp trình bày thích hợp: so sánh, đối chiêu (“Hẳn rằng ngưòi hút. như người uống rượu”), phân tích, giải thích (Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xit các-bon…) và phương pháp nêu ví dụ, sô” liệu (80% ung thư phổi… vì hút thuốc) đã làm tăng hiệu quả thuyết phục. Ngưòi đọc cảm thấy rất đồng tình với những phân tích mà tác giả đã đưa ra, đồng thòi, nó cũng như một tài liệu “gối đầu giường” của những nhà tuyên truyền bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Mỗi ngưòi chúng ta như thấy được một phần trách nhiệm của mình trong việc gạt bỏ dần thói quen xấu này ra khỏi cộng đồng vì một môi trưòng trong lành, một xã hội ổn định cho tất cả mọi ngưòi.

Nêu lên giả định: Có ngưòi bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! chỉ là cái cớ để tác giả nêu ra lập luận của mình ở phần sau. Đó thực sự là những lời phản bác, lên án gay gắt của một bác sĩ đầy trách nhiệm với thái độ thờ ơ, gàn bướng, thậm chí vô nhân đạo của những kẻ nghiện thuốc.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 122)

– Học sinh tự làm.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận