Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Đang tải...

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống của con ngưòi.

A. HƯỚNG DẨN TÌM HlỂU BÀI

I. Vai trò và vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống con người

1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, cách dùng,… của nhiều sự vật, hiện tượng trong đời sống thường ngày của xã hội. Chúng ta dùng kiểu văn bản này để thuyết minh cho cấu tạo, cách bảo quản, cách sử dụng một chiếc máy nổ, một chiếc máy bơm, hoặc một cái quạt, một chiếc xe máy… Chúng ta cũng dùng kiểu văn bản này để thuyết minh cho một sản phẩm mới được sản xuất, một sáng kiến mới được áp dụng… Hoặc chúng ta cũng dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu vối mọi người về sản vật quê hương, về danh lam thắng cảnh của đất nưốc vói bạn bè năm châu,… Điều đó cho thấy tính phổ biến của văn bản thuyết minh trong đời sống xã hội cao đến chừng nào.

a) Văn bản Cây dừa Bình Định

Văn bản này trình bày sự gắn bó của cây dừa Bình Định với người dân nơi này và những lợi ích của nó đốì vối cuộc sống con ngưòi.

Đây là loại văn bản thường xuất hiện trong các bài viết, bài nói giới thiệu về sản vật hoặc cây cối tiêu biểu của từng địa phương.

b) Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục?

Văn bản này giải thích nguyên nhân vì sao ta lại nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.

Đây là loại văn bản thường xuất hiện trong các bài viết, bài nói mang tính chất phổ biến khoa học, dùng để giải thích một hiện tượng nào đó của tự nhiên phổ biến quanh ta nhưng nhiều ngưòi chưa biêt, chưa rõ.

c) Văn bản Huế

Văn bản này giới thiệu với bạn đọc về mảnh đất cố đô, một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của đất nước Việt Nam, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng có sức quyến rũ đối với mọi người cũng như truyền thống đấu tranh kiên cường của người dân xứ Huế.

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đòi sông nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Qua việc đọc hoặc nghe văn bản thuyết minh, người đọc trau dồi vốn tri thức của mình bằng những hiểu biết về sự vật, hiện tượng một cách chính xác, trung thực.

Ví dụ:

– Giới thiệu một nhân vật lịch sử.

– Giới thiệu một đặc sản, một món ăn.

– Giới thiệu một vị thuốc.

– Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú,…

Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Ví dụ:

Cây kè

Cánh đồng xứ Thanh, đúng như người ta nói, rộng mỏi cánh cò bay. Chúng tôi đã đi gần hai ngày mà vẫn chưa hết những cánh đồng bằng phang, thỉnh thoảng nổi lên một cái gò đất bên trên cỏ mọc lúp xúp và những thân cây kè vươn cao tận trời xanh. Cây kè cho loài người bao nhiêu lá thì trên thân có bấy nhiêu đốt, như thế thân cây càng cao.

Tôi vừa đi vừa ngắm không chán những cây kè lâu năm, thân to cao vút và cả những cây kề còn non, thấp lè tè, mà những tán lá rộng lớn đã bọc kín gốc cây.

Một vài nơi trên cánh đồng, người ta đang trẩy lá kè. Rừng kè xào xạc. Những người chặt lá nói chuyện từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Trên một cái gò kế bên, việc chặt lá vừa xong, những cây kè bây giờ trông kệch cdm và xấu xí, cả rừng cây giống như một hàng những chiếc chổi lông gà cắm ngược. Chính những chiếc lông gà ấy tạo nên một nét đặc biệt cho cánh đồng xứ Thanh không giống bất kì một vùng nào khác. Rồi đây những tàu lá kề sẽ được phơi khô, trở nên trắng nõn, sẽ đem làm nón, làm mủ, làm áo tơi, làm phên cửa, lợp mái nhà… Những mái nhà lợp bằng lá kè có thể bền hơn lợp ngói, được hàng chục năm…

(Nguyễn Minh Châu)

Cách giữ những quyển sách quỷ

Muốn giữ những quyển sách quý được bền lâu, xin bạn làm theo cách sau:

– Đừng dùng ngón tay thấm nước miếng khi lật, giở trang sách.

– Khi các trang sách bị dính bẩn, bạn nên lấy xà phòng xát nhẹ lên rồi nhỏ vài giọt nước mà chà cho sạch, sau đó đem phơi khô trước khi cất vào tủ.

– Tủ và ngăn đựng sách lúc nào củng phải giữ cho khô và sạch. Nên gói một cục vôi sống để ở một góc hay dưới đáy tủ.

(Nguyễn Quân)

a) Xác định đặc điểm của ba văn bản dẫn ở SGK, trang 114, 115, 116.

– Không phải là văn bản tự sự vì các văn bản đó không viết về sự việc, diễn biến, hành động, nhân vật trong thòi gian, không gian.

– Không phải là văn bản miêu tả vì các vản bản đó không trình bày tỉ mỉ, chi tiết sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tiễn, giúp người đọc, ngưòi nghe cảm nhận được sự vật, hiện tượng như bản thân nó vẫn có.

– Không phải là văn bản nghị luận vì các văn bản đó không trình bày bằng lí lẽ, luận, điểm, suy luận mà bằng những tri thức khoa học.

Ba văn bản trên đều là văn bản thuyết minh vì các văn bản này dùng việc giải thích, thuyết minh, hướng dẫn cho bạn đọc hiểu bằng tri thức khoa học, cơ chế, quy luật của sự vật, hiện tượng.

b) Đặc điểm chung của ba văn bản:

– Nội dung văn bản là các tri thức khách quan.

– Nhằm mục đích cung cấp tri thức có tính chất thực dụng.

c) Phương thức trình bày văn bản:

– Trình bày khách quan, mang chất trí tuệ, khoa học.

– Trình bày dễ hiểu, rõ ràng, không đòi hỏi giàu cảm xúc. Tuy vậy, nếu viết hấp dẫn thì sẽ lôi cuôn, hấp dẫn ngưòi đọc hơn.

d) Ngôn ngữ của các văn bản: Không đòi hỏi gọt ểiũa câu chữ bóng bảy theo cách của các tác phẩm văn học.

B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập có hai yêu cầu:

– Xác định hai văn bản dẫn ở SGK, trang 117 – 118 có phải là văn bản thuyết minh không.

– Giải thích vì sao hai văn bản đó là văn bản thuyết minh.

Để có thể xác định đúng văn bản nào là văn bản thuyết minh, các em cần lưu ý một sọ đặc điểm của vản bản thuyết minh giông và khác so với những loại văn bản đã được học, đặc biệt là văn bản miêu tả. Dưới đây là một số điểm phân biệt giữa văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả.

– Giống nhau: Cùng hưống đến việc làm nổi bật những đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng như: hình dáng bên ngoài, màu sắc, kích cỡ, giá trị, công dụng…

– Khác nhau:

+ Văn bản thuyết minh: Trình bày trung thành với những đặc điểm cơ bản của đốì tượng, phản ánh một cách khách quan, bảo đảm tính chính xác, khoa học, đơn nghĩa nhằm giúp người đọc hiểu được đối tượng một cách đúng đắn, chi tiết, đầy đủ. Nội dung của văn bản thuyết minh không phải là nội dung hư cấu, tưởng tượng mằ cần phải luôn phản ánh đúng đắn nhất, chân thực nhất về đối tượng. Văn bản thuyết minh thường được viết theo một khuôn mẫu nhất định.

+ Văn bản miêu tả: Phản ánh đặc điểm cơ bản của đối tượng, có hư cấu, tưởng tượng, không buộc phải phản ánh một cách tuyệt đối chính xác, khoa học. Trong cách viết, văn bản miêu tả chấp nhận cách viết đa nghĩa, không mang tính khuôn mẫu.

a) Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân là văn bản thuyết minh vì văn bản này:

– Cung cấp cho ngưòi đọc những hiểu biết về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử: cuộc khởi nghĩa vào năm 1833 của tù trưởng dân tộc Tày – Nông Văn Vân.

– Chuyện về ngưòi thật việc thật, không hư cấu, không tưởng tượng.

– Tôn trọng sự kiện lịch sử.

– Bảo đảm sự chính xác về thòi gian, không gian.

b) Văn bản Con giun đất là văn bản thuyết minh vì văn bản này:

– Cung cấp cho ngưòi đọc những hiểu biết về một loài giun đất.

– Tính khoa học, tính chính xác cao trong các kiến thức. Điều này thể hiện ở các con số, các dẫn chứng, các chi tiết đưa ra trong văn bản.

– Từ ngữ được dùng theo nghĩa gốc, đơn nghĩa.

– Không sử dụng biện pháp tu từ (như nhân hoá trong các văn bản miêu tả khi viết về các loài vật).

2. Bài tập này có hai yêu cầu (SGK, trang 118)

Gợi ý: Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là một văn bản nghị luận bởi vì:

– Bài viết dùng lí lẽ, dùng dẫn chứng để trình bày vấn đề.

– Nội dung bài viết là ý kiến đề xuất riêng của người viết về những hành động tích cực bảo vệ môi trường.

– Nhằm thuyết phục mọi người tin vào điều tác giả trình bày và hành động theo điều mà tác giả mong muôn.

Tuy vậy, trong văn bản nghị luận này có sử dụng một sô” yếu tô thuyết minh để nói rõ tác hại của việc sử dụng túi ni lông hằng ngày, nhằm tăng tính thuyết phục cho những nội dung được trình bày trong bài viết.

3. Bài tập này có hai yêu cầu (SGK, trang 118).

Gợi ý: Trong các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả cần đến các yếu tố của thuyết minh.

Bởi vì:

– Những yếu tố thuyết minh giúp cho nội dung trình bày mang tính chính xác, tính khoa học cao hơn, và vì thế tăng tính thuyết phục hơn.

– Đa dạng hoá giọng điệu bài viết, giúp bài viết mang nhiều màu sắc và văn phong.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận