Chuyên đề Truyện thơ nôm Trung Đại – Ngữ Văn 9: Đoạn trích ”Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga”

Đang tải...

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

(Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trích đoạn nằm ở phần đầu (từ câu 125 đến càu 180) truyện thơ Nôm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên rất đặc biệt giữa “trai anh hùng” và “gái thuyền quyên”, mở ra mối lương duyên thắm thiết, keo sơn giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, giúp hai người vượt qua muôn trùng thử thách để cuối cùng được sống bên nhau hạnh phúc trọn đời. Qua đoạn trích, người đọc không chỉ khâm phục, ngưỡng mộ sự dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên mà còn yêu mến nét hiền hậu, nết na, trọng tình nặng nghĩa của Kiều Nguyệt Nga. Đây là những phẩm chất, những nét tính cách khá đặc trưng của người Nam Bộ mà Nguyễn Đình Chiểu là người am hiểu và ca ngợi.

– Qua đoạn trích, người đọc còn có thể nhận ra những tâm sự thầm kín của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Đó là quan niệm về việc “làm ơn”, về “nghĩa”, về sự “anh hùng”,… Đó còn là khát vọng diệt trừ kẻ tham tàn, cậy thê hiếp người để bảo vệ người dân lương thiện được gửi gắm trong hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp Lục Vân Tiên. Đây cũng chính là một chủ đề lớn trong truyện thơ Nôm Truyện Lục Vân Tiên. Chủ đề này thống nhất với tôn chí sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” {Dương Tử- Hù Mậu).

– Đoạn trích có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, nhưng thiên về tự sự (kể lại hành động, cử chỉ, lời nói đê qua đó bộc lộ tính cách của các nhân vật). Đó là nghệ thuật “trực tả” (mô tả trực tiếp) hết sức giản dị, rõ ràng. Đoạn trích có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học (từ ngữ Hán Việt, điển tích) với ngôn ngữ bình dân (từ thuần Việt, khẩu ngữ, từ ngữ địa phương), trong đó ngôn ngữ bình dân chiếm ưu thế. Vì vậy, nhìn chung, ngôn ngữ của đoạn trích toát lên sự bình dị, dân dã, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Nam Bộ. Có thể nói, đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích này khá tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của toàn bộ truyện thơ Nôm Truyện Lục Vân Tiên.

II – LUYỆN TẬP

1. Đoạn trích sử dụng một môtip quen thuộc của truyện thơ Nôm. Đó là môtip nào? Môtip đó phản ánh mong ước gì?

2. Nêu nhận xét về nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và qua cách ứng xử với Kiều Nguyệt Nga. Theo em, hình tượng Lục Vân Tiên gửi gắm tâm sự gì của tác giả?

3. Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ thơ trong đoạn trích.

Gọi ý

1. – Môtip quen thuộc của truyện thơ Nôm được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng: chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo (anh hùng cứu mĩ nhân), mở ra những ân nghĩa về sau (thường xuất hiện trong truyện dân gian và trung đại). Từ tình huống đó mà nảy nở tình yêu giữa trai tài – gái sắc. (Có thể chứng minh bằng một vài ví dụ khác: truyện thơ Nôm Thạch Sanh, Truyện Kiều,…).

– Môtip anh hùng cứu mĩ nhân được sử dụng trong đoạn trích thể hiện mong ước những người anh hùng nghĩa khí, tài năng sẽ xuất hiện để chống lại các thế lực gian ác, cứu giúp kẻ yếu thế lúc hoạn nạn; đồng thời, môtip đó cũn? thể hiện ước mơ lãng mạn, bay bổng của tác giả vể sự gặp gỡ định mệnh, li kì (có thể gọi là “kì ngộ”) giữa “trai anh hùng” và “gái thuyền quyên”.

Trong kết cấu của truyện thơ Nôm (gồm ba phần “hội ngộ” – “tai biến” – “đoàn viên”), môtip này góp phần xây dụng nên phần đầu tác phẩm (phần “hội ngộ”), tạo tiền đề để cốt truyện tiếp tục phát triển đến các phần sau và thể hiện chủ để tư tưởng của tác phẩm: khất vọng tự do yêu đương, khát vọng công lí.

2. – Nhận xét về nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp:

+ Chàng ra tay đánh cướp là để bảo vệ đời sống yên lành của nhân dân (Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ – Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân“). Điều này cho thấy Vân Tiên là người anh hùng nghĩa hiệp, có tinh thần thượng võ, hành động vì nghĩa lớn.

+ Một mình chàng tay không đánh cướp (Vân Tiên ghé lại bên đàng – Bẻ cây làm gậy nhằm lâng xông vô). Hành động ấy không chỉ chúng tỏ bản lĩnh, mưu trí, tài năng (Khác nào Triệu Tử phú vòng Đương Dang), nghĩa khí mà còn thể hiện cái đức của con người vì nghĩa quên thân, không hề chần chừ tính toán thiệt hơn, nề hà nguy hiểm.

– Nhận xét vể nhân vật Lục Vân Tiên qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga:

+ Sau khi đánh tan bọp cướp, Lục Vân Tiên ân cần hỏi han, an ủi người gặp nạn (Hỏi: “Ai thun khóc ở trong xè nẩy”; Tiểu thơ con gái nhà ai). Điều này cho thấy chàng là người chu đáo, lễ nghĩa.

+ Khi Kiều Nguyệt Nga định ra lạy tạ, Lục Vân Tiên vội vàng từ chối (Khoan khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai). Đây là cách ứng xử tế nhị, nghiêm cẩn theo chuẩn mực, lí tưởng đạo đức Nho gia.

+ Quan niệm của Vân Tiên về việc nghĩa: Làm ơn há dễ trông người trừ ơn, Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. Theo chàng, làm việc nghĩa là một bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp, không vụ lợi của các bậc anh hùng hảo hán thời xưa.

– Tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu qua hình tượng Lục Vân Tiên:

+ Ước mơ diệt trừ kẻ tham bạo, bảo vệ sự yên bình cho người dân lương thiện.

+ Ước mơ về mẫu hình người quân tử quang minh chính đại, “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, trí, dũng kiêm toàn.

Tham khảo:  Chuyên đề Truyện thơ nôm Trung Đại – Ngữ Văn 9: Đoạn trích” Kiều ở lầu Ngưng Bích”

3. – Đoạn trích sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại, ít ngôn ngữ miêu tả. Thông qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, tác giả thể hiện tính cách nhân vật một cách khách quan, trực tiếp. Đây cũng là đặc điểm quan trọng chi phối các đặc điểm tiếp sau.

– Ngoại trừ một ít từ ngữ Hán Việt và điển tích (hồ đồ, tả đột hữu xông, Triệu Tử phú vòng Đương Dang, thân vong, khuê môn, tì tất, đăng trình,…), nhìn chung ngôn ngữ trong đoạn trích mộc mạc, bình dị, gắn với khẩu ngữ, đôi chỗ có phần thiếu trau chuốt và gò ép nhưng lại phù hợp vói ngôn ngữ kể chuyện. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, đậm chất đời thường, dễ đi vào lòng quần chúng.

– Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ (chưa hãn dạ nẩy, hay vầy, hữu xông, xông vô, bức thơ, tiểu thơ,…).

– Ngôn ngữ thơ thay đổi phù hợp với diễn biến của tình tiết truyện: đoạn miêu tả Vân Tiên trừng trị bọn cướp không khí căng thẳng nên lời lẽ khá quyết liệt, thậm chí hơi thô vụng (Vân Tiên thì giận dữ mà chân chất; bọn cướp thì hung hãng, hống hách); đoạn Vân Tiên đối thoại với Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, lịch thiệp.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận