Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 CLC – Môn Tiếng Việt – Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam – Năm học 2013-2014

Đang tải...

Bài 1. (2 điểm)

  1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a) Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ………………………………… trẻ cho đất nước.

b) Em sẽ cố gắng để trở thành một người ………………………………… vẹn toàn.

c) Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông là người ……………………………

d) Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ …………………………………

2. Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

A

Trung thành

Trung hậu

Trung Kiên

Trung thực

B

Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay một người nào đó.

Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.

Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.

Ngay thẳng, thật thà

Bài 2. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…] (1) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (2) Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. (3) Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. (4) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (5) Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. (6) Vậy các em nghĩ sao? […]

(Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh)

a) Từ Việt Nam trong cụm từ “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” thuộc từ loại gì?…………

b) Câu (4) và câu (5) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Nêu những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

c) Theo em, tác giả đặt câu hỏi ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

d) Ghi lại tên một văn bản em đã được học cũng là lời tâm sự với các thiêu nhi được viết vào mùa thu độc lập đầu tiên của nước nhà và cho biết tên tác giả.

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

e) Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa nói đến trẻ em.

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Bài 3. (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…] Giôn-xơn!

Để đốt những nhà thương, trường học

Tội ác bay chồng chất

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Nhân danh ai

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Bay mang những B.52

Giết những cánh đồng xanh bốn mùa hoa lá

Những na-pan, hơi độc

Và  giết  cả  những  dòng  sông  của  thơ  ca

Đến Việt Nam

nhạc họa? […]

 

(Ê-mi-li, con … – Tố Hữu)

 

 

f) Từ “bay” trong đoạn thơ trên thể hiện thái độ gì của tác giả? Tìm hai từ đồng nghĩa với từ đó?

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Bài 4: Gạch chân dưới từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ được trích từ đoạn thơ trên:

a) na-pan, hơi độc, nhà thương, trường học b. ai, để, và, của

b) Đoạn thơ trên có những dòng thơ ngắn kết hợp với những dòng thơ dài chứa từ ngữ lặp lại. Cách viết đó của tác giả có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ?

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

c) Qua đoạn thơ, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam?

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Bài 4. (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…] Pi-e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

  • Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu! Pi-e ngạc nhiên:
  • Ai sai cháu đi mua?
  • Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.
  • Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

  • Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:

  • Cháu tên gì?
  • Cháu là Gioan.

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:

  • Đừng đánh rơi nhé!

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp đi người anh yêu quý. […].

(Chuỗi ngọc lam – Phun-tơn O-xlơ)

  1. Viết lại các câu cầu khiến có trong đoạn trích.

………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích trên nhưng lại rất quan trọng? Tình cảm của cô bé Gioan với nhân vật đó như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Em hãy viết một đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của mình trước hình ảnh chú Pi-e thấy cô bé Gioan “mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi”.

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

Đang tải...

Tải về >> tại đây

Xem thêm 

Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 CLC – Môn Tiếng Việt – Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam – Năm học 2011-2012 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận