Đề số 2 – Đề kiểm tra Học kì II Tiếng Việt lớp 5

Đang tải...

Đề kiểm tra số 2 Tiếng Việt lớp 5 

 

I.Học sinh đọc thầm bài “Chiếc kén bướm” và trả lời các câu hỏi.

CHIẾC KÉN BƯỚM

     Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

     Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Nông Lương Hoài

II. Bài tập (Đánh dấu x vào chỗ trống trước câu trả lời đúng nhất)

1. Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để :

….. a) Khỏi bị ngạt thở.

….. b) Nhìn thấy ánh sáng.

….. c) Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách :

….. a) cắn nát chiếc kén để thoát ra.

….. b) Có người đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

….. c) Dùng vòi và cánh chọc thủng cái kén rồi chui ra ngoài.

3. Điều gì xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén :

….. a) Đôi cánh chú nhăn nhúm, thân hình sưng phồng nên suốt đời chỉ bò loanh quanh, không bay được.

….. b) Dang rộng đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng chú bay vút đi tìm mật.

….. c) Tuy lúc đầu đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng nhưng mấy hôm sau chú đã bay lên được.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

….. a) Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

….. b) Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành.

….. c) Đừng bao giờ giúp đỡ ai, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

5. Gạch dưới câu dưới đây có từ kén là danh từ. Câu cần gạch là :

….. a) Công chúa đang kén phò mã.

….. b) Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.

….. c) Tính hắn là hay kén lắm.

6. a) Tìm trong đoạn cuối bài một câu ghép :

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b) Xác định các vế câu của câu ghép và chủ ngữ của các vế câu ấy :

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

c) Các vế của câu ghép nối với nhau bằng :………………………………. 

7. Tìm 2 từ ghép với tiếng “truyền” có nghĩa là trao lại cho người khác.

Trả lời :

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

8. Xếp các từ sau thành nhóm từ đồng nghĩa : Sợ hãi, quạnh quẽ, kinh hãi, yên lặng, khiếp sợ, im ắng, vắng lặng, hãi hùng, kinh khiếp, tĩnh mịch, hiu quạnh.

*…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

*…………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………..

9. Chuyển câu sau thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Nam học bài.

– Câu hỏi :…………………………………………………………….

– Câu cảm :……………………………………………………………

– Câu khiến :…………………………………………………………

10. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu sau :

a) Kẻ đứng người ngồi.

……………………………………………………………………………..

b) Chân cứng đá mềm.

……………………………………………………………………………..

c) Yếu trâu còn hơn khỏe bò.

……………………………………………………………………………..

d) Kẻ khóc người cười.

……………………………………………………………………………..

e) Nói trước quên sau.

……………………………………………………………………………..

11. Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp :

a) Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta yêu, ghét, buồn vui, giận hờn và hi vọng.

b) Ngẫm nghĩ một lát, quan ôn tồn bảo

– Hai người đều có lí nên ta xử thế này tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

c) Thầy nói “Các em hãy cố gắng học tập chăm chỉ”.

d) Nam đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập bút, thước, sách vở.

III. Tập làm văn

Đề bài : Tả cảnh trường em trước buổi học.

Bài làm

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Xem thêm đề kiểm tra Học kì II Tiếng Việt 5 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận