Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120160

Đang tải...

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn

ĐỀ SỐ 60

I. ĐỌC HIẾU

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 4. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điểu đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị vể câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
Câu 2. So sánh cảnh cho chữ (trong Chữ người tử tù) và cảnh vượt thác sông Đà (trong Người lái đò Sông Đà) để thấy được nét ổn định và nét mới trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

***GỢI Ý LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2. Ý kiến trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.
Câu 3.
Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,…
– Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.
Câu 4. Thí sinh tự rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích.
Có thể trình bày theo hướng sau:
– Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.
– Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cẩn hợp lí và có sức thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau để viết đoạn văn:

1. Giải thích
– Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.
– Giản dị: Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
– Ý cả câu: Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người.

2. Phân tích – chứng minh
a) Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn
– Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp,… người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.
– Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.
(Dẫn chứng: Đác-uyn là nhà bác học không ngừng học hỏi,…)

b) Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người
– Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,… sẽ giúp con người dễ hòa đổng với xã hội.
– Giản dị tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân.
(Dẫn chứng: Tấm gương Hồ Chí Minh – Chủ tịch nước nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn. Nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ; trang phục với bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người – với những người giúp việc, luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ; Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiêm tốn từ chổi và nói: “Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đổng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận”; Di chúc Người còn dặn dò: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”…)
– Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.

3. Bàn luận
– Đánh giá: Câu nói của Ăng-ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.
– Phản biện: Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức…
– Mở rộng: Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau dổi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đó.

4. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thiện, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong những nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay. Tuy nhiên, khiêm tổn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.
– Hành động: Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị (trong cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ…) để có thể hòa đồng YỚi cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội.

Câu 2.
* Tham khảo dàn ý sau:
I. Đặt vấn đề
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai cảnh trong hai tác phẩm:
– Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại… Trước Cách mạng, ông được biết đến với tư cách là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với những sáng tác Vang bóng một thời, Thiếu quê hương,…
Sau Cách mạng, cảm hứng nghệ thuật được khơi nguổn từ hiện thực cuộc sống mới, ông trở thành một nhà văn kháng chiến, một nhà văn cách mạng, say sưa tìm kiếm, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp của non sông gấm vóc và vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lao động và chiến đấu: Tùy bút Sồng Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Dù ở giai đoạn sáng tác nào, văn Nguyễn Tuân cũng đem đến cho người đọc sự cuốn hút đặc biệt bởi ngòi bút tài hoa uyên bác. Trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chữ người tử tù (trong tập Vang bóng một thời – sáng tác trước Cách mạng) và Người lái đò sông Đà (trong tùy bút Sông Đà – sáng tác trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc 1958) là hai thành công nổi bật, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả ở hai giai đoạn sáng tác. Đặc biệt, cảnh cho chữ và cảnh vượt thác trong hai tác phẩm trên được xem là những ắng văn đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Qua đó, không những giúp ta cảm nhận được nét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân mà còn thấy được nét ổn định và nét mới trong phong cách nghệ thuật của tác giả trước và sau Cách mạng.

II. Giải quyết vấn đề
1. Phân tích lần lượt từng cảnh trong hai tác phẩm
a) Cảnh cho chữ
– Giới thiệu khái quát: Cảnh cho chữ nằm ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù. Cầu chuyện là cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong một tình huống vô cùng hi hữu: Một bên là Huấn Cao có tài viết chữ nhanh và đẹp, văn võ song toàn nhưng lại là kẻ phản nghịch lãnh án tử hình; một bên là viên quản ngục – kẻ thực thi pháp luật đang giam giữ Huấn Cao nhưng lại là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, yêu quý cái đẹp. Trên bình diện xã hội, họ đối lập nhau, nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ đểu là những nghệ sĩ chân chính. Sự gặp gỡ giữa hai con người ấy trong chốn đề lao tạo ra một tình huống đầy kịch tính, kịch tính càng được đẩy đến cao trào khi quản ngục bỗng nhận được công văn khẩn và biết sáng sớm mai Huấn Cao đã bị giải ra pháp trường. Liệu cái sở nguyện thiết tha của viên quản ngục là có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà có thực hiện được không? Liệu tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông có được Huấn Cao thấu hiểu? Liệu con người tài hoa Huấn Cao trước khi từ giã cõi đời có kịp để lại cho đời những dòng chữ cuối cùng?… Đặt trong dòng cốt truyện, trong kết cấu của tác phẩm, cảnh cho chữ có vai trò “cởi nút”, giải tỏa. Từ đây, nổi bật lên vẻ đẹp kì vĩ của nhân vật, nổi bật lí tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân.
– Cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xứa nay chưa tùng có”
+ Thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp) là một thú chơi tao nhã mang nét đẹp của văn hóa phương Đông. Nó thường diễn ra trong thư phòng hoặc trong khung cảnh sơn thủy hữu tình, trời trong gió mát, có trà, có rượu, có hoa… Vậy mà cảnh cho chữ ở đây lại diễn ra trong đêm khuya, ngay trong nhà giam tăm tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đẩy mạng nhện, nền đầy phân chuột phân gián,… Trái ngược với những cái tăm tối bẩn thỉu ấy, nổi bật lên ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc, khói tỏa ra như đám cháy nhà, tấm lụa trắng tinh, chậu mực thơm… thật đúng là một hoàn cảnh, thời gian, không gian “xưa nay chưa từng có”.
+ Tư thế của người cho chữ và nhận chữ lại càng “chưa từng có”: Người cho chữ là kẻ tử tù chỉ sáng sớm mai đã ra pháp trường, cổ vẫn đeo gông, chân vướng xiểng đang dậm tô những nét chữ vuông tươi tắn ‘trên tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lần hổ. Những thứ gông xiềng quái ác ấy càng tô đậm lên vẻ đẹp hiên ngang, hành động nghĩa hiệp, thiêng liêng của người cho chữ. Tương phản với tư thế, hành động này là người được nhận chữ: viên quản ngục lại khúm núm, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực.
+ Trong khung cảnh này có rẩt nhiều điểu trái với trật tự thông thường: nhà lao – nơi ngự trị của bóng tối, cái xấu, cái ác trở thành nơi để sáng tạo nghệ thuật – sản sinh ra cái đẹp; người tù vượt lên sự trói buộc của gông xiềng trở thành người nghệ sĩ với niểm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật mãnh liệt, ông hiện lên một cách uy nghi, đĩnh đạc, đường hoàng. Đó chính là sự lên ngôi của cái đẹp giữa chốn ngục tù, là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, cái thiên lương trong lành đối YỚi những cái xấu, cái ác, cái thấp hèn.
+ Hai con người ở những vị trí đối kháng trở thành hai người bạn tri âm. Cái đẹp đã đưa họ đến với nhau, không còn ranh giới giữa phạm nhân và quan coi ngục mà là một tấm lòng đáp lại một tẩm lòng. Vì thực sự coi nhau là tri âm, cho chữ xong, Huấn Cao còn đỡ quản ngục dậy và nói với ông những lời khuyên chân thành, tâm huyết: .. Thầy Quản nên tìm vê quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cải nghê này đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.” Ngục quan cảm động, chắp tay vái người tù: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh + Thái độ của Huấn cao thể hiện yẻ đẹp văn hóa và tinh thần nghĩa hiệp sáng ngời của một tấm lòng bè bạn. Lời khuyên của Huấn Cao mang ý nghĩa sâu sắc: Cái đẹp
không thể chung sống với cái ác, cái xấu, cái gốc của chữ nghĩa chính là thiên lương, người nghệ sĩ say mê cái đẹp trước hết phải giữ được thiên lương. Trước lúc giã từ cõi đời, Huấn Cao đã để lại lời di huấn ấy với niềm thiết tha, mong mỏi con người còn sống sáng rõ lí lẽ đó. Niềm mong mỏi ấy không phải chỉ có thời ông Huấn mà đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Đó cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về sự thống nhất giữa tâm và tài, giữa thiện và mĩ.
-> Đoạn văn đã thể hiện tài nghệ của Nguyễn Tuân trong việc dựng cảnh, tạo không khí, giọng văn trang trọng, cổ kính, vận dụng khai thác triệt để thủ pháp tương phản để dựng nên một cảnh tượng đúng là “xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ là một trong những áng văn đẹp nhất của văn học Việt Nam hiện đại, là một điểm sáng góp phần không nhỏ làm nên thành cồng cho tác phẩm Chữ người tử tù. Cảnh cho chữ đem đến một kết thúc có hậu, giúp người đọc thêm yêu mến một nét đẹp trong văn hóa dân tộc, cảm phục trước một tài năng, nhân cách cao cả, gieo vào lòng người một niềm tin bất diệt vào chiến thắng của thiên lương.
b) Phân tích cảnh vượt thác trong “Người lái đò Sông Đà”
+ Ông lái đò trong tác phẩm là một người lao động, là hình ảnh của con người Tây Bắc trong công cuộc lao động, xây dựng cuộc sống mới, đổng thời cũng là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
+ Để hiểu được tài nghệ siêu phàm của ông đò, trước hết chúng ta phải nói đến sông Đà – đối tượng mà ông chinh phục. Tác giả đã miêu tả ông đò trong thế tương phản với thế lực thiên nhiên hùng hậu sông Đà – một nhân vật vô cùng sống động – mang diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một đối với con người (diện mạo đó được thể hiện qua địa thế hiểm trở: Có đoạn lòng sông bị “chẹt” như cái yết hầu. Tiếng ghềnh thác Sông Đà nghe thật ghê rợn;… nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn ỉuồnggió gùn ghè suốt năm… Những cái hút nước ở Tà Mường Vát, nước kêu “ặc ặc” như rót dầu sôi vào, hút nước xoáy tít đáy, phía trên lừ lừ những cánh quạ đàn. Tiếng thác rống nghe càng sợ. Nghe như là oán trách…, như là van xin…; như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa!)
+ Cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hôi, nhiểu đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một: Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lãn có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông củng ngỗ ngược, hòn nào củng nhãn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sồng đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn…
+ Để chinh phục một đối thủ cao tay như thế, đòi hỏi ở người lái đò một sự từng trải, dày dặn kinh nghiệm, một bản lĩnh gan dạ can trường, một sự thông minh khôn khéo và đặc biệt là tài năng siêu việt… Sồng Đà, đối với ông là một bản thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng đến cả những cái chấm than, chấm câu, và những đoạn xuống dòng…
+ Sự am hiểu kĩ càng vê’ đối tượng chính là một yếu tố quan trọng giúp cho ông có được tư thế chủ động trong cuộc chiến với sông Đà. Cảnh vượt thác chính là tâm điểm nóng nhất, một trận thủy chiến vô cùng ác liệt, gay cấn, đầy không khí chiến trận, từ đó làm nổi bật yẻ đẹp của ông đò: người lao động – nghệ sĩ tài ba.
Phân tích cảnh vượt thác: Phá tan ba lớp trùng vi thạch trận:
• Không khí trận mạc ngay từ câu văn mở đầu cảnh vượt thác:
Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyên vụt tới. Phối hợp với đá, thác nước reo hò làm thanh viện cho đá. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Mặt nước hò la vang dậy, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo, sóng nước như thể quân liêu mạng xông vào mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền… Có lúc chúng đội cả thuyên lên… Sóng thác đã đánh miếng đòn hiểm độc nhất bóp chặt lấy hạ bộ khiến cho ông đò đau điếng mặt méo bệch đi. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái, bình tĩnh hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng, vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái, con thuyền thoát khỏi nguy hiểm. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất.)
-> Đoạn văn huy động sức mạnh của quan sát, tưởng tượng, liên tưởng; các phép nhân hóa, so sánh, tương phản được vận dụng linh hoạt; ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình; vận dụng kiến thức nhiều ngành nghệ thuật, đặc biệt là quân sự, võ thuật, tác giả tạo nên một cảnh chiến trận giàu kịch tính, tạo cảm giác mãnh liệt. Sông Đà hùng hậu, hung bạo, lắm mưu nhiều kế, ông đò bé nhỏ giữa muôn trùng sóng nước nhưng có trí lực, tài nghệ phi thường. Hàng loạt những động từ mạnh thể hiện sự cuồng nộ của sông Đà: (rống lên, nhổm dậy, vổ lấy, quật, túm lấy, thúc gối, đá trái, đội, lật ngửa, bóp chặt…); đối chọi với chúng, ông đò trong thế cưỡi hổ tung hoành: nắm chặt, kẹp chặt, ghì cương, phóng nhanh, lái miết, đè sấn, chặt đôi, phóng thẳng, xuyên nhanh, chọc thủng.Mật độ động từ dày đặc diễn tả nhiều hành động liên tiếp dồn dập, mạnh mẽ khiến người đọc như nghẹt thở để rồi thở phào nhẹ nhõm khi kết thúc. Cảnh vượt thác có thể xem là đoạn hay nhất trong bản anh hùng ca, ngợi ca trí dũng tuyệt vời của con người lao động.

2. Đối chiếu hai cảnh đó để thấy nét ổn định và đổi mới trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng
a) Nét ổn định
– Phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân qụa hai cảnh trên:
+ Khám phá sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Cả hai hình tượng nhân vật: Huấn Cao và ông đồ đều là những con người tài hoa nghệ sĩ. Cho dù họ thuộc những giai đoạn, tầng lớp khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng đều là đối tượng của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân (Huấn Cao trong cảnh cho chữ hiện lên với vẻ đẹp của tài thư pháp, của thiên lương, khí phách; ông đò trong vượt thác lại được thể hiện qua tay lái tài hoa).
+ Sự uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện qua việc vận dụng vốn hiểu biết sâu rộng vê nhiều lĩnh vực: văn hóa, lịch sử, địa lí, điện ảnh, hội họa, quân sự, võ thuật..hai cảnh trên đều đem đến cho người đọc những kiến thức bổ ích, thú vị.
+ Đặc biệt có cảm hứng đối với những cảnh tượng tạo cảm giác mãnh liệt. Ông là nhà văn của những tình cảm lớn, những cảm giác mạnh, trong hai cảnh đã phân tích đều truyền đến cho người đọc những rung cảm mãnh liệt. Thủ pháp tương phản thường được yận dụng để tô đậm những cảnh tượng gây ấn tượng dữ dội. Trong cảnh cho chữ, ông Huấn đã cho chữ trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối; trong cảnh vượt thác, ông đò bé nhỏ chinh phục sông Đà to lớn, hung bạo.
+ Vốn ngôn ngữ phong phú, chuẩn xác, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm, câu văn được gọt giũa cẩn trọng. Ngôn từ trong văn ông biến hóa khôn lường. Ông được mệnh danh là thầy phù thủy của ngôn ngữ. Ở cả hai cảnh trong hai tác phẩm đã khẳng định tài nghệ đó của ông.
b) Nét mới
+ Trong cảnh cho chữ, ông tìm cái đẹp vang bóng một thời đã lùi vào quá khứ ở các bậc siêu phàm. Trong cảnh vượt thác, ông đã phát hiện và ngợi ca cái đẹp trong đời sống thực tại của đất nước, nhân dân lao động. Ngày trước, ông đem cái tài hoa uyên bác để chống đối, phủ nhận thực tại đen tối, giờ đây, ông dùng nó để kiếm tìm và khẳng định những vẻ đẹp trong xã hội mới.
+ Trước đây ông tuyệt đối hóa cái phi thường, nay ống phát hiện sự thống nhất giữa cái phi thường và bình thường.
+ Ngôn ngữ trước đây cổ kính, đài các, giọng văn ngang tàng, kiêu bạc, nay hiện đại, gắn với đời thường.
-> Sự thay đổi đó làm cho văn Nguyễn Tuân vẫn tài hoa uyên bác mà không ngông ngạo, tài hoa uyên bác mà đôn hậu, tin yêu.

III. Kết thúc vấn đề
– Mở rộng – nâng cao.
(Lí giải vẽ sự thay đổi đó, ý nghĩa.)
+ Hiện thực cuộc sống thay đổi đem đến cho nhà văn cái nhìn mới, nguồn cảm hứng mới, đặc biệt là dưới đường lối lãnh đạo của Đảng, xác định nhiệm vụ của người cầm bút.
+ Tình yêu với quê huơng đất nước, niềm lạc quan tin tưởng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới hòa với niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật.
-> Tất cả tạo nên một nghệ sĩ Nguyễn Tuân tài hoa – niềm tự hào của nền văn học Việt Nam.

>>> Xem thêm: Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120159 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận