Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120159

Đang tải...

Đề ôn thi tốt nghiệp Môn Ngữ văn

ĐỀ SỐ 59

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong bốn câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. (Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu).

II. LÀM VĂN

Câu 1. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về giá trị đích thực của con người.
Câu 2. Thiên nhiên qua hai bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) và Tràng giang (Huy Cận).

***GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đểu được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận trong bốn câu đẩu của đoạn trích: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào bản thân mỗi người để trình bày.

II. LÀM VĂN
Câu 1.
* Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau đây:
a. Giải thích được ý nghĩa của vấn đề
– Vẻ đẹp, giá trị của con người là sự tổng hoà các yếu tố từ vẻ đẹp hình thức đến sự toả sáng của tâm hổn phong phú, tinh tế, có chiều sâu văn hoá.
– Thể hiện trọn yẹn trong những mối tương giao phong phú, đa dạng trong cuộc sống, đặc biệt là tình yêu.
b. Phân tích, đánh giá được ý nghĩa của vấn đề
– Gợi nhắc mọi người về một vấn đề muôn thuở: Đó là cách đánh giá một con người và quan trọng hơn là sự đánh giá chính mình.
– Không nên nhầm lẫn rằng sắc đẹp con người chỉ là vẻ bên ngoài lộng lẫy. Hãy soi mình vào chiếc gương lớn của tình yêu, của cuộc sống để cảm nhận bao điều bí ẩn, kì diệu trong mỗi chúng ta.
– Hãy trân trọng những vẻ đẹp của con người và luôn cố gắng để ngày càng đẹp hơn.
c. Liên hệ, mở rộng vấn đề
– Con người hiện đại, nhất là giới trẻ cần xác định giá trị bản thân có thể dựa trên những chuẩn mực khác nhau.
– Tuy nhiên, dù ở thời đại nào thì vẻ đẹp tâm hồn cũng là một yếu tố quan trọng, làm nển một thứ “sắc đẹp” toả sáng kì diệu của con người.

Câu 2.
Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau:

1. Giới thiệu vấn đề
– Phong trào Thơ mới (1930 – 1945) đã tái hiện hình ảnh thiên nhiên đa dạng, nhiều màu sắc và gợi cảm, thể hiện sự độc đáo trong thế giới nội tầm cũng như phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả.
– Hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận).

2. Hình tượng thiên nhiên – vẻ đẹp chung
– Thiên nhiên là đề tài, nguồn cảm hứng quen thuộc trong thơ ca. Từ văn học dân gian đến văn học trung đại và hiện đại đều có những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp theo những cách cảm nhận riêng của mỗi thời, mỗi người, bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước.
Chú ý: Thí sinh có thể mở rộng ý so sánh.
– Thiên nhiên đẹp gần gũi, sống động và hữu tình (so sánh thiên nhiên trong văn học trung đại, thiên nhiên ước lệ, quy phạm), một dòng sông, cây đa, bến nước, vườn, đêm trăng xứ Huế…
– Thiên nhiên được cảm nhận bằng con mắt cá nhân, thấm đẫm cảm xúc của cái “tôi” trữ tình, thiên nhiên đồng quê trong thơ của Nguyễn Bính, thiên nhiên mênh mang trong thơ của Huy Cận, thiên nhiên rạo rực sức sống trong thơ Xuân Diệu, thiên nhiên đẹp hư ảo trong thơ Hàn Mặc Tử…
– Thiên nhiên đẹp nhưng phảng phất buồn (có thể lí giải nguyên nhân hoàn cảnh xã hội và quan niệm thẩm mĩ).

3. Hình tượng thiên nhiên – vẻ đẹp riêng
a) Vội vàng
– Thiên nhiên đẹp, đầy sức sống, đầy xuân sắc và xuân tình, chan chứa cả niềm vui và nỗi buồn từ những ám ảnh về thời gian. Cõi vườn trần – nơi muôn vật, muôn loài dào dạt trong trạng thái giao cảm của sự sống và tình yêu – như thiên đường mặt đất.
– Thiên nhiên được cảm nhận bằng con mắt “xanh non, biếc rờn”, cái nhìn tình tứ và quan niệm lấy con người làm chuẩn mực để so sánh nên mang vẻ xuân sắc, gợi cảm và mang dáng dấp của tuổi trẻ, tình yêu và thiếu nữ hết sức quen thuộc mà rất hấp dẫn.
b) Tràng giang
– Được gợi tứ từ dòng sông Hồng, hình tượng thiên nhiên trong Tràng giang mênh mông, vô biên và quạnh hiu hoang Yắng, mang hình ảnh của cái tôi như người lữ thứ bơ vơ trước thời cuộc và trôi dạt trong không gian, song vẫn thiết tha với tạo vật và “nỗi nhớ nhà”.
– Thiên nhiên với vẻ đẹp cổ kính, thấm đượm chất Đường thi (thi đề, thi tứ, thi liệu, những thủ pháp nghệ thuật,…)

4. Khái quát chung
Kế thừa tinh hoa văn học dân tộc (có ảnh hưởng thơ Đường), ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp, cả hai tác giả đã thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại để cảm nhận thiên nhiên đẹp đẽ, gợi hình, gợi cảm, với điệu hồn cảm xúc và cách biểu hiện mới mẻ (thể thơ, ngôn ngữ, nâng cao chất nhạc của thơ ca – nhịp, thanh, vần,….
Lưu ý: Thí sinh cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng rõ các luận điểm.

>>> Xem thêm: Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120158 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận