Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120150

Đang tải...

Đề ôn thi THPT Quốc gia Ngữ văn

ĐỀ SỐ 50

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Trong làng tối không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có một tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riềng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiêu cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mấy đen kéo đến cùng vôi bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cày phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng ngỡ chừng như nghe thấy một lời thách thức ngỗ ngược: “Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta!”.
Bao nhiêu năm qua. Sau này, tôi đã hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đểu nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.

Câu 1. Chỉ ra các đại từ nhân xưng trong đoạn trích.
Câu 2. Những từ ngữ miêu tả ầm thanh được tạo ra từ những cây phong được xuất hiện nhiều lần trong đoạn trích. Chỉ ra những âm thanh đó.
Câu 3. Chỉ ra những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối có trong đoạn trích trên.
Câu 4. Vẻ đẹp của hai cây phong được thế hiện như thế nào?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà không hề nhớ đến, biết nhận mà không hề quên đi”.

Câu 2. Anh/ Chị hãy phân tích sự kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc về việc sử dụng thể thơ tự do trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

***GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Các đại từ nhân xưng có trong đoạn trích trên là: tôi, chúng tôi, chúng, ta.
Câu 2. Hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả bằng những âm thanh mà chúng tạo nên: không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau; tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm; bỗng im bặt một thoáng; cất tiếng thở dài; reo vù vù.
(Để bài chỉ yêu cầu học sinh liệt kê các chi tiết miêu tả âm thanh, học sinh không phân tích ý nghĩa của chúng, tránh mất thời gian làm bài.)
Câu 3. Học sinh liệt kê những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối, lưu ý về từ loại để tránh bị nhầm lẫn. Cụ thể là các từ sau: thân cây, lá cành, cây, cây phong, thân, cành.
Câu 4. Tham khảo gợi ỷ dưới đây:
Hai cây phong được miêu tả không chỉ bằng ngòi bút tinh tế mà còn bằng một trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng “thì thầm thiết tha nồng thắm”, có khi chúng bỗng “im bặt một thoáng”, rồi khắp lá cành lại “cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào”. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

* Yêu cầu về nội dung

a. Giải thích
– Cho mà không hê nhớ đến: Đem đến cho người khác điểu tốt đẹp (sự chia sẻ, giúp đỡ chân thành, hi sinh…) mà không tính toán, không cần một sự trả ơn.
– Nhận mà không hề quên đù Đón nhận bất cứ một điều gì tốt đẹp từ cuộc sống, từ người khác với lòng biết ơn, sự ghi tạc.
– Ý nghĩa câu nói: Đề cập đến cách ứng xử nhân văn của con người trong “cho” và “nhận”: phải biết “cho” một cách chân thành, cao thượng, không vụ lợi và biết “nhận”
một cách trân trọng, nâng niu. Biết cách “cho” và “nhận” chính là biểu hiện nhân cách của con người.

b. Phân tích – chứng minh
* Cho mà không hề nhớ đến là biểu hiện của một tâm hổn nhân ái
– Biết chia sẻ, biết cảm thông và mọi sự giúp đỡ, chia sẻ không xuất phát từ một tính toán vụ lợi nào mới có thể làm cho hành động “cho” trở nên cao quý, có giá trị.
– Hành động “cho ” mà không tính toán, vụ lợi không chỉ nâng cao nhân cách con người mà còn làm cho họ thanh thản, hạnh phúc.
* Nhận mà không hê quên đi là biểu hiện của một con người sống nghĩa tình, có đạo lí
– Biết ghi nhận bất cứ một quà tặng nào (cả về vật chất lẫn tinh thần) mà người khác hay cuộc sống đem đến cho mình tức là biết nâng niu, quý giá những gì mà mình nhận được trong cuộc sống.
– Đó cũng là cách mà con người sống xứng đáng với những gì mình đã nhận và biết tìm cách để đền ơn đáp nghĩa cuộc đời.

c. Đánh giá – mở rộng
– Câu nói vừa là một triết lí, vừa là một lời khuyên sâu sắc về ứng xử trong cuộc sống. Đó là một cách ứng xử có văn hóa, có đạo lí, nghĩa tình.
– Câu nói cũng bao hàm cả ý nghĩa phê phán những kẻ vụ lợi và vô ơn trong cuộc sống. (Dẫn chứng)

d. Bài học
* Nhận thức
– “Cho” và “nhận” không chỉ giới hạn trong những ứng xử hằng ngày của cuộc sống, mà rộng hơn, cao hơn, “cho” còn hướng đến đức hi sinh của con người; “nhận” còn là đạo lí sống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
– Tuổi trẻ phải biết cống hiến một cách trong sáng, biết sống nhiệt thành với mọi người và với cuộc đời.
* Hành động
Phải học cách “cho” và “nhận” không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà còn trong việc xây dựng cho mình mục tiêu lí tưởng của cuộc sống.

Câu 2.

* Bài viết cần đảm bảo đủ các ý:

1. Trình bày được khái niệm

a. Tính “chính luận”
– Đoạn thơ có thiên hướng “chính luận” khi nhà thơ bộc lộ được những quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và muốn chia sẻ nhận thức, thuyết phục người đọc
tin tưởng vào tính đúng đắn, khách quan của những quan niệm tư tưởng đó. Nó mang tính chiến đấu cao, tính cá nhân sâu sắc.
– Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện quan niệm, tư tưởng, nhận thức của mình về đất nước, rằng: Đất Nước thân thương, Đất Nước lâu đời, bền vững, đáng ca ngợi và tự hào này là của Nhân dân, đổng thời cũng nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm đối với Nhân dân, Đất Nước. Điểu này làm nên cái cốt lõi chính luận rất nổi bật của đoạn thơ.
– Tính “chính luận” được thể hiện trong đoạn thơ:
+ Thức tỉnh ý thức dần tộc của mỗi người dân, đặc biệt là của thanh niên, học sinh vùng đô thị miền Nam để phá tan âm mưu của Mĩ – ngụy thời đó.
+ Khẳng định được một vấn đê’ lớn: “Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân.”
– Đất nước được nhìn nhận một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ từ nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử, con người, địa lí,…
– Giúp mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.

b. Chất “trữ tình”
– Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
– Chất “trữ tình” được thể hiện trong đoạn thơ:
+ Tấm lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc… Nó chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.
+ Yêu nước, đó chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, người lao động (chủ nhân của lịch sử đất nước).
+ Niềm tự hào sâu sắc trước vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân lao động sáng tạo nên.
+ Bộc lộ qua một cách cảm, một giọng điệu riêng, mang phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.
Đoạn trích Đất Nước là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố “chính luận” và “trữ tình”, giữa lí trí và tình cảm. Đoạn thơ mang đậm chất suy tưởng, triết lí.

2. Phân tích bút pháp chính luận và trữ tình được kết hợp trong đoạn thơ và hiệu quả nghệ thuật của sự kết hợp đó
Có thể lấy một vài đoạn thơ tiêu biểu trong Đất Nước, chỉ rõ sự kết hợp hai yếu tố đó. Ví dụ: Đoạn thơ từ câu: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước mình những núi Vọng Phu” đến câu “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”: Đoạn thơ thấm đậm chất trữ tình. Ở đó, nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng sâu sắc những cuộc đời, những con người đã hoá thân một cách cao đẹp vào hình hài của đất nước. Cảm xúc có lúc bộc lộ thật dạt dào, nồng nàn, tha thiết:

      Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta củng thấy

      Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Lời thơ là lời tâm tình (giữa anh và em, giữa ta với người).
– Nhưng đoạn thơ cũng là một lập luận nhằm thuyết phục và chia sẻ nhận thức: thiên nhiên, lịch sử, văn hoá… của đất nước. Tất cả đều do Nhân dân xây dựng, tất cả là của nhân dân. Hãy nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non Nghiên…) liệu nơi nào là không hiện diện hình ảnh nhân dân? Thiên nhiên, đất nước không chỉ là “thiên tạo”, là sự ban tặng của thiên nhiên mà còn là “nhân tạo” nữa (nghĩa là nhìn từ một khía cạnh nào đó cũng là do con người, do nhân dân sáng tạo ra).
-> Tính “chính luận” làm cho nội dung, tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc. Yếu tố trữ tình khiến đoạn thơ có sức lay động, truyền cảm, biến tư tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả, thực sự không dễ, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã làm được (cho dù không phải bao giờ sự kết hợp ấy cũng thật nhuần nhuyễn, hài hoà).

>>> Xem thêm: Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120149 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận