Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 7 (đề có đáp án)

Đang tải...

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THI VÀO LỚP 6

Đ 7

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Cây nhãn

      Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn. Tán nó xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, nhìn cây nhãn thật thích. Bắt đầu thì hàng trăm hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên vượt các lớp lá xanh um. Rồi những chùm hoa nhãn nở lấm tấm. Những đàn ong bát đầu kéo đến làm bác nhện bừng tỉnh sau một giấc ngủ triền miên. Anh chị chim sâu có ổ con mới nở, tíu tít bay gần cây cau, cây nhãn như đưa thoi. Nắng sớm chuyển từ màu vàng sáng sang hồng đào. Tiếng ve sầu đột ngột vang lảnh lót,.. Mùa hè đến !

      Thoát cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi. Bằng hạt ngô. Rồi bằng hòn bi. Tròn. Và đều, chắc.

       Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự. Cây nhãn đang đợi tay người hái.

(Theo Vũ Tú Nam)

a) Tác giả miêu tả cây nhãn theo trình tự nào ?

b) Cây nhãn đẹp như thế nào qua lời văn của tác giả ?

c) Em thích những câu văn nào trong bài văn ? Vì sao ?

Câu 2. Mỗi câu tục ngữ sau khuyên chúng ta điều gì ? Nêu tình huống sử dụng mỗi câu.

a) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b) Còn nước còn tát.

c) Chân cứng đã mềm.

d) Cây cứng không sợ gió lay.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm (:) trong câu

 “Na tròn mắt kinh ngọc : không biết Lụa học lúc nào mà đã viết được những dòng chữ ngay hàng thẳng lối…” ?

a) Dấu hai chấm để dẫn lời nói trực tiếp.

b) Dấu hai chấm báo hiệu những từ ngữ sau đó là lời giải thích.

c) Dấu hai chấm báo hiệu những từ ngữ sau đó liệt kẽ sự vật, sự việc…

Câu 4. Mỗi đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách kết bài nào ? Hãy nêu yêu cầu của đề bài.

a) Đứng giữa vườn cây ông trồng thuở nào, những kỉ niệm về Ông lại dâng tràn trong lòng tôi…

b) Thời gian lặng lẽ trôi. Cây trong vườn bốn mùa lặng lẽ đơm hoa kết trái. Bọn trẻ chúng tôi cứ hồn nhiên thưởng thức hoa thơm trái ngọt từ vườn cây nhà nội. Để rồi một hôm nào đó như hôm nay đây, tôi nghẹn ngào tưởng nhớ người đã nhọc nhằn trồng cây cho chúng tôi náo nức hái quả. Người đó là ông nội yêu quý của chúng tôi.

Câu 5. Chọn một trong hai cách kết bài trên, em hãy viết đoạn mở bài và thân bài cho phù hợp.

Tải file word về tại đây.

>>Xem đáp án tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận