Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 12 (đề có đáp án)

Đang tải...

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THI VÀO LỚP 6

ĐỀ 12

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

      Ai mà chẳng biết cây cau. Thân cây cứ thẳng vút lên, chia thành từng dóng ngắn. Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.

     Hình ảnh những làng xa xanh ngát màu tre, cao vút là những ngọn cau thưa thớt, rất quen thuộc với mọi người, nhất là những ai từng có một vùng quê để thương, để nhớ.

     Thỉnh thoảng về thăm quê, sau khi ngắm những ngọn cau từ xa ấy, ta sẽ được uống một ngụm nước mưa trong vắt, mát lạnh, đựng trong chum sành đặt ở gốc cau. Nước mưa từ ngọn cau chây xuống, qua một túm lá cau làm máng, chảy vào chum. Cây cau hứng nước của vòm trời. Nước mưa như còn đọng cá tiếng sấm, tiếng gió và tia chớp, đọng cả bóng mây làm ta sung sướng được trở về thâm lại ngôi nhà xưa có hương cau cứ thoang thoảng trong ánh trăng bàng bạc. Và trong bát nước mưa có cả bóng mẹ ta hàng ngày in hình vào chum nước mưa ấy…

(Theo Băng Sơn)

a) Tìm những hình ảnh của quê hương được nhắc đến trong bài văn.

b) Tình yêu quê hương của tác giả được bộc lộ như thế nào ?

c) Đặt tên cho bài văn.

Câu 2. Điền từ đã, sẽ hay đang vào mỗi chỗ trống trong truyện sau :

Khách đi đường và cây ngô đồng

      Một đoàn khách…………. đi giữa trưa hè nóng bức. Bỗng họ nhìn thấy cây ngô đồng bèn kéo đến nằm nghỉ dưới bóng mát của nó. Một hồi lâu, thấy khoẻ lại, họ ngước nhìn lên cây và kháo nhau :

– Loài cây này chẳng có trái nên chẳng có ích lợi gì!

Cây ngô đồng đáp lời họ :

Các người thật vô ơn ! Chính các người còn nương nhờ bóng mát của ta mà lại bảo ta chẳng có ích gì! Những kẻ vô ơn chẳng bao giờ gặp điều tốt đẹp cả.

(Theo Truyện ngụ ngôn thế giới)

Câu 3. Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong các đoạn văn sau :

a) Đọc liền một mạch tập thơ “Nhà thơ và hoa cỏ” của Trần Nhuận Minh (Nhà xuất bản Đồng Nai), tôi dừng lại rốt lâu ở bài thơ “Dặn con” rồi tự hỏi : Bài thơ gián dị ấy có gì khiến người ta xúc động và nghĩ suy nhiều đến thế ?

(Nguyễn Nguyên Tản)

b) Dễ thương làm sao giọng đưa em lành lót chớ không ngân dài của miền Nam, những “sông dài cá lội…”, “đĩa muối chấm gừng,..” vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui…

(Theo Nguyễn Thi)

Câu 4. Đọc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi.

“À., ơi…

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…”

       Tôi co đôi chân như hai ống sậy vào lòng bà tôi. Bà ôm lấy tôi, vỗ nhẹ vào lưng tôi, rồi bà khẽ vuốt má tôi bàng đôi bàn tay khô cứng, sạm đen. Bà vừa ru vừa cúi xuống nhìn tôi âu yếm. Vài sợi tóc bạc lưa thưa dưới vành khăn cũ bay bay theo gió từ chiếc quạt nan bà quạt cho tôi. Mắt tôi đã ríu lại. Tôi chìm dần vào giấc ngủ có cánh cò trắng lặn lội bò sông trong ráng chiều đỏ sẫm. Lời ru như lan dần vào tròi đêm sâu thẳm…

(Theo Nguyễn Thanh Giang)

a) Tìm và ghi lại những từ ngữ tả ngoại ngoại hình người bà.

b) Những nét ngoại hình ấy nói lên điều gì về người bà của nhân vật “tôi” ?

Câu 5. Em hãy viết đoạn văn kể về bà của mình.

Tải về file word tại đây.

>>Xem đáp án tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận