Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 11 (đề có đáp án)

Đang tải...

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THI VÀO LỚP 6

ĐỀ 11

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Bố tôi

     Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

     Bao giờ cũng vậy, ông mộc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần, ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rổi ép vào khuôn một đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

     Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi : “Con mình vừa gửi thư về.”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen : “Con mình viết chữ đẹp quá ! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhò ai đó ở bưu điện đọc giùm ?”. Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt…

     Hôm nay là ngày đáu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mốt. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

a) Những lá thư của con được người cha đọc như thế nào ?

b) Cử chỉ, thái độ của người cha đối với những lá thư của đứa con ra sao ?

c) Tinh cảm của đứa con đối với cha được biểu lộ như thế nào ?

Câu 2. Phân loại các từ phức (được in đậm) trong câu văn dưới đây ra thành từ ghép và từ láy.

     Hương vị buổi sáng giữa núi rừng thật trong trẻo, ngọt êm như mật ong đầu mùa, thơm tho như cành mận chín, lành như nước suối đầu xuân.

(Nguyên Bình)

Câu 3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong mỗi câu sau :

a) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

b) Bố dặn bé Lan : “Con phải học xong mới được đi chơi đấy !”.

c) Trên bàn bày đủ thứ : sách, vở, bút, thước, giấy màu,…

Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thân tre đằng ngà có màu vàng óng, màu vàng của hoa cúc, của con chim hoàng yến, của bông hoa mướp. Khi chiếc mo nang rời ra cho thấy măng mọc thành tre, nó đã có màu vàng như được nhuộm từ trong lòng đất, từ trong lòng mẹ tre đã vươn cao. Nhiều dóng tre còn có một vài dọc xanh to nhỏ, như còn luyến tiếc màu xanh của họ nhò tre thường vốn có một với mọi người, trong mọi nhà.

(Băng Sơn)

a) Đoạn văn trên tập trung tả bộ phận nào của cây ? Bộ phận đó có đặc điểm gì nổi bật ?

b) Em học tập được gì về cách miêu tả cây cối qua đoạn văn ?

Câu 5. Hãy kể về một giấc mơ của em.

Tải về file word tại đây. 

>>Xem đáp án tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận