Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 10 (đề có đáp án)

Đang tải...

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THI VÀO LỚP 6

ĐỀ 10

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Đàn tơ-rưng

       Ở Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng đàn tơ-rưng. Chính tiếng đàn rộn rã suốt ngày đêm trên buôn làng, ngoài nương rẫy đã biến Tây Nguyên thành “rừng đàn, suối nhạc”.

     Đàn tơ-rưng gồm các ống tre hoặc nứa, buộc song song, một đầu kín, đầu kia vát một đoạn. Người chơi đàn dùng hai dùi bồng tre hoặc gỗ gõ vào các ống, làm vang lên những cung bộc âm thanh khi khoan thai, êm ả, khi giục giã, tưng bừng, khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.

    Nhà nào cũng có thể tự làm lấy đàn tơ-rưng, Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu sát bên chân rẫy ở mỗi góc rừng đều có một chiếc đàn tơ-rưng buộc ở chân cột, cong cong như chiếc võng đưa em. Vào mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau ra chòi canh. Chốc chốc họ lại gõ trên chiếc đàn tơ-rưng, dạo một bàn nhạc đánh tiếng đuổi chim muông và thú rừng mon men đến phá rẫy. Người đi rừng qua đây cũng gõ cho chiếc đàn vang lên để họ thêm vững bước vượt qua quãng đường rừng văng vẻ, u tịch.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

a) Đàn tơ-rưng thân thuộc với người Tây Nguyên như thế nào ?

b) Hình dáng và tiếng đàn tơ-rưng có gì đặc biệt ?

c) Nêu suy nghĩ của em khi đọc bài văn về đàn tơ-rưng.

Câu 2. Những sự vật nào trong bài thơ dưới đây được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào ?

Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm
– Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im?Đôi mắt lim dim
Mẹ cua liền đáp:
– Chú gió đi xa
Lúa buồn không hát!

Câu 3. Các câu hỏi trong đoạn văn sau có gì khác nhau ?

        Trước mắt tôi là chiếc thuyền rồng đậu sát mép nước. Tôi chạy gần chiếc thuyền rực rỡ ấy để nhìn, thậm chí tôi muốn đưa bàn tay nhỏ bé của mình để chạm vào những chiếc vảy rồng óng ánh màu vàng kia. Không hiểu đó là vàng thật hay chỉ là mạ vàng nhỉ ? Chẳng hiểu chiếc thuyền vàng này từ đâu tới ? Tôi chưa kịp chạm tay vào những chiếc vảy rồng vàng thì đã nghe một tiếng quát:

-Chú mày định làm gì vậy ?

         Tôi giật bắn ngưòi, nhìn lên : một thanh niên vạm vỡ. Tôi ấp úng :

-Dạ… không ạ ! Những chiếc vảy rồng kia có phải là vàng không hở anh ?

Anh thanh niên phì cười:

-Ngốc ợ ! Vàng đâu mà đem dát lên thuyền như vậy ?

(Theo Khuê Việt Trường)

Câu 4. Dựa vào bài thơ sau, hãy lập chương trình hoạt động của cây cỏ, muông thú trong rừng chuẩn bị cho ngày hội rừng xanh.

Ngày hội rừng xanh

Chim Gõ Kiến nổi mõ
Gà Rừng gọi vòng quanh:
 – Sáng rồi đừng ngủ nữa
Nào đi hội rừng xanh! 

Tre Nứa nổi nhạc sáo
Khe Suối góp nhạc đàn 
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.

Công dẫn đầu đội múa
Khướu lĩnh xướng dàn ca
Kỳ Nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da.

 

Nấm mang ô đi hội
Tới suối nhìn mê say 
 –  Ô kìa anh Cọn Nước
Đang chơi trò đu quay!

(Vương Trọng)

Câu 5. Viết bài văn tả cảnh một ngày hội mà em biết. 

Tải về file word tại đây. 

>Xem đáp án tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận