Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120143

Đang tải...

Đề ôn thi THPT Môn Ngữ văn

ĐỀ SỐ 43

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Bốn mùa trong năm thì mùa thu êm ái, nhẹ nhàng nhất. Thời tiết thật khoan khoái dễ chịu. Nắng, gió, mưa, sương đểu khác ba mùa kia. Bắt đầu là nắng. Không chói chang gay gắt như mùa hè, không yếu ớt, le lói như mùa đông, không ẩm ướt run rẩy như mùa xuân, nắng thu vàng rực rỡ. Nấng nhuộm vàng cả cây cối để lá vàng xao xác gió bay bay. Đi trong rừng thu, đi dưới tán cây mùa thu mà ngắm những sợi nắng vàng tơ xuyên qua kẽ lá, nghe từng tiếng lá vàng rơi, thoang thoảng tiếng chim gù xen nữa thì dẫu có sôi nổi yêu đời đến mấy củng sẽ thấy lòng mình tự nhiên chùng xuống mà ngẫm nghĩ, mà chiêm nghiệm về cõi nhân sinh hữu hạn đời người. Đã qua rồi cái thời nông nổi vô tư. Đã để lại đằng sau những mùa hè sôi động của thời trai trẻ. Dịu dàng thế nắng thu. Và cũng mơ màng thế nắng thu. Từ lúc bình minh cho tới khi hoàng hôn buông xuống, cả ngày chỉ có nắng vàng. Bầu trời thu xanh thắm. Mây trắng nhởn nhơ bay. Tôi rất thích câu thơ “Có đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Chiếc khăn trời này có nắng vàng nhuộm óng mà soi bóng xuống dòng sông xanh đang “dênh dàng chở nước về xuôi” thì thật là tuyệt.
Gió mùa thu cũng khác. Se se lạnh. Man mác buôn. Không vổ vập hồ hởi như gió hạ; không tái tê, buốt giá như gió đông; cũng không nồng nàn phồn thực như gió xuân. Gió thu nhè nhẹ, thoang thoảng, như có, như không. “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ”. Câu hát ấy, lời ru ấy thật hợp cảnh hợp tình. Còn gì đẹp hơn, thanh bình và đáng yêu hơn khi bé nằm đu đưa trong nôi, có làn gió thu mơn man, bé hé môi cười, có lời ru à ơi của bà, của mẹ. Chỉ nhìn cảnh đó thôi thì bao nhiều toan tính, bon chen thường nhật, bao nhiêu tất bật cho cuộc sống mứu sinh cũng đều tan biển hết.

(Mùa thu trong tôi, Trang Văn nghệ Chủ nhật, VOV2 – Đài Tiếng nói Việt Nam)

Câu 1. Tìm các vấn đề chính được để cập trong đoạn trích trên.
Câu 2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc chủ – vị) trong câu văn: Bốn mùa trong năm thì mùa thu êm ái, nhẹ nhàng nhất.
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 4. Đoạn trích trên gợi cho anh/ chị ấn tượng gì về mùa thu? (viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng).

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. Nhà văn Kim Lân từng nói về tác phẩm Vợ nhặt: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hi vọng.”
Anh/ Chị hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để làm rõ nhận định của Kim Lân.

***GỢI Ý LÀM BÀI

I.  ĐỌC HIỂU

Câu 1. Đoạn trích được triển khai thành hai đoạn văn, mỗi đoạn văn triển khai một ý cụ thể về nét đẹp của mùa thu so với những mùa khác trong năm. Đoạn 1 miêu tả vẻ đẹp của nắng, đoạn 2 miêu tả gió mùa thu cũng là điều đặc biệt so với các mùa khác.
Câu 2. Học sinh chỉ ra các thành phần chính của câu bằng cách liệt kê như sau (có thể triển khai dưới dạng sơ đổ – gạch chân ở từ và chú thích bên dưới):
– Chủ ngữ: Bốn mùa trong năm thì mùa thu; vị ngữ: êm ái, nhẹ nhàng nhất.
Câu 3. Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.
Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo những cảm nhận của riêng mình, có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
– Mùa thu trong đoạn trích được tái hiện dưới một góc nhìn tinh tế, sâu sắc về nắng và gió mùa thu. Khác với những mùa khác trong năm, nắng và gió mùa thu mang những vẻ đẹp riêng, để lại cho mỗi người những cảm nhận riêng, vẻ đẹp của nắng được tái hiện là vẻ đẹp dịu nhẹ của nắng thu. Còn gió mùa thu cũng nhẹ nhàng, hoang hoải, như có, như không, khiến con người không khỏi trùng lòng xuống mà cảm nhận.

(Nguồn: http://www.dethikiemtra.com)

II. LÀM VĂN

Câu 1.

* Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

a. Giải thích
Thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng? Yêu thương tức là nói đến phạm trù tư tưởng tình cảm tốt đẹp của con người. Lòng yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tường thần tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

b. Phân tích – chứng minh
Lòng yêu thương được thể hiện ở tấm lòng biết sẻ chia, gắn bó giữa người với người: giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động, cử chỉ giản đơn hơn…
– Để thể hiện lòng yêu thương của mình, các bạn trẻ đã làm rất nhiều việc có ý nghĩa như thành lập nhóm tình nguyện viên, tham gia các hoạt động mùa hè xanh để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hay một số hoạt động khác như quyên góp quần áo, sách vở cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Dẫn chứng: Người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Hữu Ân đã dành thời gian chăm sóc những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối khi họ không có người thân bên cạnh… Hay những người có tấm lòng hảo tâm đã nhận cưu mang, giúp đỡ những đứa trẻ mồ cối không nơi nương tựa, chăm sóc và nuôi dạy chúng trưởng thành mặc dù không có máu mủ ruột thịt gì với họ… Những suất cơm miễn phí, những thùng mì tôm cho người nghèo…

c. Bàn luận
– Ý nghĩa của tình yêu thương con người, của tuổi trẻ:
+ Lòng yêu thương có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với những người được nhận mà còn khiến những người cho đi cảm thấy hạnh phúc hơn. “Khi ta tặng bạn hoa hồng thì tay ta còn vương mùi hương”. Hạnh phúc của mình cũng chính là khi ta đem lại hạnh phúc cho người khác.
+ Lòng yêu thương đưa mọi người đến gần nhau hơn, làm cho các mối quan hệ xã hội càng thêm tốt đẹp.
– Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả của thái độ đó.
Trong giới trẻ hiện nay, vẫn còn một số người không hiểu được tẩm quan trọng của lòng yêu thương với cuộc sống.
+ Biểu hiện là thái độ sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với mọi người xung quanh.
+ Trái tim họ lạnh lùng như băng giá, khô cằn tựa sa mạc. Nhìn thấy một người già loay hoay tìm cách sang đường, họ làm ngơ như không thấy…
+ Có nhiều người lãng phí tuổi trẻ của mình để lao vào các tệ nạn xã hội,… Số tiền mà họ đốt cháy vào ma túy, sòng bạc, vũ trường… có thể giúp bao người nghèo khổ có cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn.

d. Bài học nhận thức và hành động
– Lòng yêu thương chính là một trong những hành trang cần thiết và quan trọng trên con đường đi của mỗi người.
– Chúng ta hãy đem tình yêu thương của mình vun đắp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn…

Câu 2.

* Có thể tham khảo các gợi ý sau để làm bài:
– Theo lí thuyết hiện đại về truyện ngắn, mỗi truyện là một “việc vặt” đăng trên báo hằng ngày (một tai nạn xe hỏa, một vụ giết cha, bắt được của…) cộng với những tình cảm, những xúc động, xót thương, từ một sự việc bất chợt hằng ngày ấy, người viết truyện ngắn xây dựng một tượng trưng, một dấu ấn đột biến trong cuộc đời nhân vật. Vợ nhặt của Kim Lân cũng vậy, là chuyện một người đàn ông nghèo lấy vợ.
– Từ chất liệu bình thường đó, nhà văn tưởng tượng những hoàn cảnh, những con người, xây dựng tình duyên trong sáng, đẩy xót thương, giữa một khung cảnh đói khát, chết chóc. Truyện ngắn Vợ nhặt có sức rung động bên trong của nó: sự đối lập giữa hoàn cảnh u ám bên ngoài và những tâm hổn nhân hậu, những thỏi vàng ròng, của thế giới bên trong của ba nhân vật. Và, từ những con người lầm lũi, cô đơn, họ quây quần thành một gia đình đầm ấm, chan chứa tình thương.
– Kim Lân đã đưa người đọc vào một xóm ngụ CƯ; khiến người đọc như lạc vào một không gian lạ lẫm (một phương diện của thi pháp truyện, đặc biệt là truyện phiêu lưu); ở đó, những con người tốt bụng, trẻ con đùa nghịch với Tràng, mỗi khi anh đi qua xóm; ở đó, bóng tối chế ngự, “chiều chạng vạng”, những ngày đói thì cảnh tối sẫm lại. Tràng “nhặt” được vợ, đưa qua xóm, vào một buổi chiều, gió thổi ngăn ngắt, với những gương mặt hốc hác, u tối; hai người đi vào con đường sâu thẳm; tiếng chó sủa. Đến nhà, một túp lểu rúm ró, tối om, lát sau, ánh sáng từ ngọn đèn dầu tỏa ra ấm áp. Rồi sáng hôm sau, nắng hè chói chang, rực rỡ chiếu rọi, nhà cửa, sân vườn như thay một diện mạo mới. Tình thương yêu tỏa sáng.
– Các nhân vật dưới ngòi bút của Kim Lân thật đáng yêu. Tràng yêu trẻ hàng xóm và lũ trẻ cũng yêu quý anh: anh chàng cục mịch, vạm vỡ, hay đùa, tủm tỉm cười một mình, khi dẫn cô “vợ nhặt” qua xóm – buổi “rước dâu” nghiêm trang, bọn trẻ tinh nghịch hò reo…
– Cô “vợ nhặt” là một cồ gái cong cớn, Tràng chỉ nói bâng quơ: có về thì về, thị liền đi theo ngay. Nhưng khi đã trở thành người vợ, thị bỗng hiền hậu, đảm đang, là nàng dâu hiển. Có vợ, Tràng trở thành một con người khác, lòng ngập tràn niềm vui sướng và thấy yêu gia đình nhỏ của mình. Tiếng chổi của nàng dâu mới quét sân kêu sàn sạt trên mặt đất, là một tín hiệu mới.
– Bà cụ Tứ cũng vậy, trước kia lọng khọng, hay lẩm bẩm một mình, nay nhanh nhẹn, rạng rỡ hẳn lên: bà nói với con trai, con dâu, những lời vô cùng nhân hậu. Từ khi bà hiểu (hiểu người đàn bà đứng kia, giữa nhà bà, là vợ con trai bà, là con dầu bà, do cái duyên số chúng đến với nhau), biết bao kỉ niệm và xót thương, một đời cơ cực ùa về, bà khóc mấy lần. Sáng hôm sau, bả lanh lẹ, xăm xắm, đùa cợt trong dòng nước mắt (bát cháo cám đắng chát, bà bảo hai con là chè ngon đáo để).
– Khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, Kim Lân đã khám phá ra một nét hết sức độc đáo khi tình cảm, ước vọng ở cuộc đời lại được
tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Với ngòi bút miêu tả tâm lí vững vàng, Kim Lân đã cho người đọc thấy được ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bà ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà có lẽ bấy lâu nay bà chưa hề nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bà “cúi đẩu nín lặng”. Trong tâm thức người mẹ nghèo đó ẩn chứa biết bao tâm trạng. Sự hòa quyện đan xen giữa cái tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn khiến bà trở nên căng thẳng. Nhìn cô con dâu đang vân về tà áo đã rách bợt, lòng bà đẩy thương xót, bà nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”.
– Đói khổ đang vây lấy gia đình, cuộc sống của mẹ con bà, và giờ đây sẽ ra sao khi lại có thêm một người nữa. Bên những nỗi lo, tủi cực về gia cảnh, bà vẫn dang tay đón nhận đứa con dâu, lòng đầy thương xót nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình. “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”, nụ cười hòa tan cùng nước mắt khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng.
– Tình yêu đã làm thay đổi ba con người khốn khổ ấy. Trơ trọi trở thành đầm ấm, giá lạnh bơ vơ trở thành vui tươi, bóng tối trở thành nắng sớm chan hòa.
– Vợ nhặt của Kim Lân là một loại truyện ngắn cổ điển, với cốt truyện là một “việc vặt” hằng ngày; nhà văn hư cấu những tình huống đặc biệt rất hấp dẫn: xóm ngụ cư, năm chết đói, một người đàn ông “nhặt vợ” ở chợ dẫn về nhà; sự việc chớp nhoáng, song đầy ý nghĩa với ba con người, ba cuộc đời. Nhà văn đưa hành động truyện vào bên trong, vào thế giới tâm hổn của ba nhân vật.
– Viết truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã bày tỏ niềm thương cảm sầu sắc tới những cảnh đời cơ cực. Ông khẳng định sự đói khát không thể tiêu diệt được bản tính nhân văn của con người, hiện thực tăm tối không thể giết chết niềm tin vào cuộc sống. Dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn nhen nhóm niềm tin, vẫn hy vọng sự đổi đời và một tương lai tốt đẹp.

>>> Xem thêm: Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120142 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận