Đề kiểm tra cuối chương II: Đường tròn – Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán 9

Đang tải...

Phần 1. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu 1. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được các khẳng định đúng :

1. Tập hợp những điểm có khoảng cách đến điểm O cố định bằng 3cm là …(1)…

2. Độ dài dây bất kì của đường tròn (I; 5dm) không … (2) … 10dm.

3. Tâm đường tròn bán kính 3cm …(3) … với đường tròn (O ; 10cm) thuộc đường tròn (O ; 13cm)

4. Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh bằng 1cm là …(4) Chọn phương án đúng trong các câu sau :

Câu 2. Trong mặt phảng toạ độ xOy cho các điểm A(1 ; 2), B(-1 ; 1), C(-\sqrt{2} ; –\sqrt{2} ) ta có:

(A). A thuộc đường tròn tâm o bán kính 2.

(B). B thuộc đường tròn tâm o bán kính 1.

(C). C thuộc đường tròn tâm o bán kính \sqrt{2} .

(D). Cả ba khẳng định trên đều sai.

Câu 3. Cho đường tròn tâm O, bán kính 5cm và dây BC = 8cm. Khoảng cách từ O đến BC là :

(A) 3cm ;               (B)  4cm ;              (C)   3,5cm  ;          (D)  V39 cm.

Câu 4. Cho đường tròn (O ; 3cm) và đường tròn (O’ ; 5cm). Hai đường tròn không giao nhau khi :

(A). OO’ = 2cm ;

(B). OO’ = 8cm ;

(C). OO’ < 2cm hoặc OO’ > 8cm ;

(D). 2cm < OO’ < 8cm.

Câu 5. Tam giác ABC vuông tại A, AB = 6cm, AC = 8cm thì bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng :

(A) 3cm ;              (B)   5cm                        (C) 3,5cm        ;   (D)      2cm.

Phần 2 . Tự LUẬN (7 điểm)

Câu 6. (5 điểm)

Cho đường tròn (O) tiếp xúc ngoài với đường tròn (O’) tại A. Đường nối tâm cắt (O) tại B, cắt (O’) tại c. DE là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn (D ∈ (O); E e∈ (O’)). Gọi M là giao điểm của BD và CE. Chứng minh

a) góc DME = 90° ;

b) MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’);

c) MB = ME. MC.

Câu 7. (2 điểm)

Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc cạnh BC tại D.

Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A <=> \frac{AB.AC}{2} = BD.DC.

XEM HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ KIỂM TRA TẠI ĐÂY.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận