Đề 14 – Đề thi thử THPTQG môn Văn – THPT Số 3 An Nhơn – Bình Định

Đang tải...

Trường THPT Số 3 An Nhơn 

 ĐỀ 14

 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sông của chúng ta do nó thúc đẩy những môi giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sông có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.

Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.

Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sông thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muôn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dần mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đâu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cân có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sông của mình.

(Cho đi là còn mãi -Azim Jamal & Harvey McKinno)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì?

Câu 3. Em hiểu như thế’ nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”tìm cách sống thu mình”?

Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1(2.0 điểm)

Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bản chât của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”

Câu 2 (5.0 điểm)

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiêng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục – 2009)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với bài thơ “Từ ây” để làm rõ một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vui lớn, tình cảm lớn.

———- hết———-

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

I. ĐỌC – HIỂU (3đ) 

1. 

Phương thức biểu đạt: Nghị luận (0.5đ)

2. 

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt. (0.5đ)

3. 

“ Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợ hãi với tất cả môi quan hệ xung quanh mình. (0.5đ)

4. 

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: Muốn khuyên chúng ta sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong cuộc sống. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm) 

Câu 1. Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”được gợi ra ở phần Đọc hiểu. (2 điểm) 

a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn (200 chữ) nghị luận xã hội.Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)  (0.25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” (0.25 điểm)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động

– Giải thích: Ý nghĩa của cả câu: Lời khuyên con người nên có tâm thế tích cực trong việc đón nhận những sự việc xảy ra trong cuộc sống. (0.25 đ)

* Bàn luận.(1đ)

–  Ý nghĩa của vấn đề:

+ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm nguy đe dọa cuộc sống bình yên của con người

+ Khi chúng ta tích cực vượt qua những sợ hãi để đón nhận mọi sự việc xảy đến với mình, chúng ta sẽ có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

–     Phê phán những người luôn sợ hãi, sống thu mình trong những vỏ bọc; những người luôn bi quan, chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy những điều tiêu cực và mất niềm tin vào cuộc sống.

– Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân (0.25đ)

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0.25đ)

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. 

Ta đi ta nhớ những ngày…

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục – 2009)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vui lớn, tình cảm lớn.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0.25đ)

b. Xác đinh đúng vấn đề cần nghị luận: qua khổ thơ thấy được nôi nhớ của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc. Từ đó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để làm rõ một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu: luôn hướng về niềm vui lớn, tình cảm lớn. (0.25đ)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (0.5)

a. Phân tích đoạn thơ: Đoạn thơ viết về nôi nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cuộc sống, con người ở Việt Bắc: khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.

+ Bốn câu đầu: Hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian nan, cực khổ: chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa ,chăn sui đắp cùng ->nghĩa tình sâu nặng, cảm động.

+ Hai câu tiếp theo là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến: Con người Việt Bắc lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó, nhưng tấm lòng hi sinh thầm lặng, chắt chiu tất cả cho cách mạng, vì cán bộ:

Nắng cháy lưng – địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô + Sáu câu còn lại: Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống, sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên.

• điệp từ nhớ-> Nhấn manh, khắc sâu vào nôi nhớ .

• Hàng loạt những hình ảnh, âm thanh thân quen: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, tiêng suối xa, tiêng học i-tờ, ca vang núi đèo, đông khuya đuốc sáng …  âm thanh thiên nhiên gợi hồn núi rừng Việt Bắc – âm thanh cuộc sống bình dị, ấm áp mà vui tươi…

–  Đoạn thơ thể hiện niềm vui của người cán bộ cách mạng với cuộc sống của người dân Việt Bắc: tuy khó khăn, gian khổ nhưng vân lạc quan, yêu đời.

–  Thể hiện tình cảm nhớ thương da diết của tác giả về những năm tháng gắn bó với cuộc sống, con người Việt Bắc không thể nào quên.

*Đánh giá: (2đ)

–    Con người Việt Bắc bình dị, nghĩa tình, thủy chung cùng cuộc sống kháng chiến với bao tình cảm ấm áp, lạc quan trở thành ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người đi.

–  Hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, sáng tạo, giàu sức gợi.

b.  Liên hệ bài thơ “Từ ấy”:

+ Ghi dấu sự kiện Tố Hữu đứng vào hàng ngũ của Đảng, bắt gặp lý tưởng cách mạng + Nội dung:

•  Bài thơ thể hiện niềm vui của người thanh niên trẻ tuổi khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng

•   Nhà thơ tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với quần chúng lao khổ

+ Nghệ thuật: hình ảnh thơ tươi sáng, các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

c.   Đánh  giá một vẻ đẹp trong phong cách thơ Tố Hữu:

+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng về tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Nghệ thuật:

++ Giọng thơ tâm tình tự nhiên

+ + Hình ảnh gần gũi, giản dị, trong sáng

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0.25đ)

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(0.25đ)

 Xem thêm: Đề 15 – Đề thi thử THPTQG môn Văn – THPT Số 3 An Nhơn – Bình Định tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận