Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM năm 2009

Đang tải...

Đáp án đề tiếng việt thi vào chuyên AMSTERDAM 2009

Bài 1.

1.

a/ xanh tươi          b/ lách  tách        c/ vác

2.

a/ Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ                c/ Khoai đất lạ mạ đất quen

b/ Trên kính dưới nhường                 d/ Thức khuya dây sớm

3.

a/ Từ nhiều nghĩa

b/ xuân(1) là danh từ; xuân(2) là tính từ.

c/ Học sinh lí giải được: Việc trồng cây giúp cuộc sống con người trong lành, mát mẻ, đẹp đẽ hơn; đem lại sự sống lâu bền.

Bài 2.

1/ Câu (2) là câu ghép.

Nắng trời(CN1)// vừa bắt đầu gay gắt(VN1) (thì) sắc hoa (CN2)// như muốn giảm đi đô chói chang của mình(VN2).

2/ Cụm từ báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến là thành phần vị ngữ của câu.

3/

Câu (1): Quan hệ từ thì nối trạng ngữ với nòng cốt câu (chủ ngữ và vị ngữ).

Câu (2): Quan hệ từ thì nối vế 1 với vế 2.

Câu (4): Quan hệ từ thì nối chủ ngữ với vị ngữ.

Bài 3.

1/ Phép lặp: cây rơm; phép thế: cây rơm – nó; phép nối: vậy mà

Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa.

2/ Đoạn văn cần có các ý chính:

– Tác giả cảm nhận cây rơm nồng nàn hương vị bởi nó chứa đựng hương vị của đồng ruộng, hương vị thân thuộc, ấm áp của những hạt thóc, hạt lúa – thứ đã nuôi dưỡng bao thế hệ người dân Việt Nam.

– Cây rơm đầy đủ sự ấm áp của quê nhà bởi nó còn lưu giữ cả sự lam lũ, tảo tần nhưng chân chất, mộc mạc của những người nông dân. Cây rơm đã gắn bó lâu đời, là một hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam. => Đoạn văn đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của tác giả.

Bài 4.

1/ Bài thơ Mầm non của tác giả Võ Quảng.

2/ Từ mầm non trong bài được dùng với nghĩa gốc.

3/ Đoạn văn cần có các ý chính sau:

– Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống, sự kì diệu của mùa xuân đã mang đến cho vạn vật một tấm áo tươi non. Mọi vật như bừng tỉnh, sống động khi mùa xuân về, đất trời tràn ngập âm thanh, màu sắc qua phép nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

– Mầm non là hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân (lặng im lúc mùa đông – bật dậy giữa trời xuân, khoác áo màu xanh biếc) đã thể hiện được sức sống kì diệu, vươn trào, bung nở của thảo mộc khi xuân về, diễn tả được sức lay động mạnh mẽ của mùa xuân.

Học sinh phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của đoạn thơ.

Xem thêm Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM năm 2009 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận