Đạo lý tri ân với cha mẹ, thầy cô và ý thức học tập – Tài liệu ôn thi THPTQG

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Ca dao có câu:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

Trình bày suy nghĩ của anh, chị về câu ca dao trên. Liên hệ với những người xung quanh và chính mình về ý thức học tập cũng như tình cảm đối với cha mẹ, thầy cô.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Lời răn dạy của bề trên đối với con cái về đạo lí tri ân với cha mẹ, thầy cô và ý thức học tập.
  • Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh.
  • Tư liệu: Đời sống thực tế và sách báo.

II. Lập dàn ý

Mở bài

Một trong những giá trị vô giá của văn học dân gian là những bài học về đạo lí làm người. Cho đến hôm nay và cả ngàn đời sau cũng thế, những câu ca dao của ông cha ta xưa vẫn mãi ngọt lành như dòng sữa mẹ thấm sâu, nuôi dưỡng tâm hồn ta khôn lớn:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

Thân bài

*Bức thông điệp mà câu ca dao muốn gửi tới người đọc chính là đạo lí tri ân của con cái đối với đấng sinh thành và người thầy dạy chữ.

  • Những từ ngữ “cỏn con”, “khôn lớn” để chỉ sự lớn lên của một con người là cả một khoảng cách về thời gian đằng đẵng, cả thời gian đằng đẵng ấy ai cho ta “ăn vóc học hay” (ăn vào thì lớn cao về tầm vóc; học vào thì hiểu biết nhiều)? Đó chính là cha mẹ, thầy cô.

+ Hai chữ cơm cha tưởng như thật nhỏ nhoi, giản dị nhưng nó hàm chứa công lao trời bể của người cha trụ cột trong gia đình. Nói về công cha người ta ví như núi Thái Sơn, không ai có thế cân đo đong đếm được.

+ Áo mẹ, đừng nghĩ đơn giản mẹ chỉ cho ta tấm áo mặc trên người, chữ “áo” còn hàm ý sâu xa tình mẹ bao bọc, chở che ấm áp suốt đòi con. Đã có bao lời ca về tình mẹ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”, “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ”Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì” (Exênin). Vì vậy tình yêu thương, chăm sóc nuôi dạy – chín chữ cù lao của mẹ với con cái là vô bờ.

+ Chữ thầy – nghĩa sâu xa. Chữ là kiến thức mà thầy cô truyền dạy cho ta, cho ta lớn khôn về tinh thần, trí tuệ. Hơn nữa, thầy còn dạy cho ta nhân cách làm người. Cái chữ của thầy mới đáng trọng làm sao!

  • Tri ân công lao trời bể của cha, mẹ, thầy cô thì “em” phải làm gì?

+ “Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”. Ai nghĩ? Ai ước ao? Hai chữ “ước ao” hàm chứa bao điều mong mỏi của các đấng bề trên: ông bà, cha mẹ, thầy cô khi dưỡng dục một con người. Ước sao cho con người ấy luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học hành tiến bộ, sống có ích cho cuộc đời và xã hội, để khi “ngày bàn tay mẹ mỏi”, ta không phải giật mình hoảng sợ “mình vẫn còn là một thứ quả xanh”.

+ Câu ca dao muốn nhắn nhủ “em” – “nghĩ sao cho bõ” – suy nghĩ, học tập, hành động, ứng xử sao cho phải đạo, đừng để phụ lòng, phụ công hai chữ ”ước ao” ấy.

*Thực trạng của bậc làm con trong mỗi gia đình và học sinh trong nhà trường hiện nay như thế nào?

  • Bên cạnh những người con biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, ngày đêm học hành chăm ngoan, lễ phép, sống có ích, thì vẫn còn nhiều những đứa con, những học sinh sống ích kỉ, vô cảm. Biểu hiện của lối sống ấy là gì?

+ Lười học, lười lao động, ham chơi, sa vào những tệ nạn xã hội.

+ Đi ngược lại những điều dạy bảo và mong muốn của đấng bề trên.

+ Làm những điều vi phạm đạo đức: vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, thể xác thầy cô, thậm chí với chính cả người sinh ra mình.

+ Không biết đồng cảm, chia sẻ với khó khăn, vất vả, lo lắng của cha mẹ, thầy cô mà chỉ biết trách móc, giận hờn mỗi khi bị quở mắng hoặc không bằng lòng điều gì.

  • Lối sống ấy là lối sống ích kỉ, vô cảm chỉ biết nghĩ cho mình. Đó là điều học sinh, sinh viên cần phải suy nghĩ.

Kết bài

Liên hệ cách ứng xử của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô và suy nghĩ về những điều ao ước của họ để từ đó có ý thức sống tốt.

» Xem thêm : “Không có người mẹ thì không có anh hùng và nhà thơ” – Tài liệu ôn thi THPTQG tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận