Đại lượng tỉ lệ thuận – Sách bài tập Toán lớp 7

Đang tải...

Đại lượng tỉ lệ thuận – Sách bài tập Toán lớp 7

ĐỀ BÀI:

Bài 1:

Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x =5 và y = 3

a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x

b) Hãy biểu diễn y theo x

c) Tính giá trị của y khi x = -5 ; x = 10

Bài 2:

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:

Bài 3:

Các giá trị tương ứng của t và s được cho trong bảng sau:

a) Điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng trên.

b) Hai đại lượng s và t có tỉ lệ thuận với nhau hay không? Nếu có hãy tìm hệ số tỉ lệ.

Bài 4:

Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5. Hãy chứng tỏ rằng x tỉ lệ thuận với z và tìm hệ số tỉ lệ.

Bài 5:

Đố: Em Vân của bạn Long đang lập bảng để chuẩn bị vẽ biểu đồ hình cột:

Long bảo rằng trong bảng có chỗ sai .

Vân ngạc nhiên hỏi: “Vì sao biết là sai khi anh chưa biết số liệu gì và em cũng chưa điền xong?”

Long giải thích: “Chiều cao của cột phải tỉ lệ thuận với các số liệu tương ứng”

Hãy chữa chỗ sai trong bảng và điền nốt các số đúng vào ô trống.

Bài 6:

Giá tiền của 8 gói kẹo là bao nhiêu, nếu biết rằng 6 gói kẹo giá 27000đ?

Bài 7:

Các giá trị tương ứng của t và s được cho vào bảng sau:

a) Điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng trên.

b) Hai đại lượng s và t có tỉ thuận với nhau hay không? Nếu có hãy tìm hệ số tỉ lệ của s đối với t Điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng trên.

Bài tập bổ sung:

Bài 1.1.

Vì sao ta nói trong hình vuông chu vi tỉ lệ thuận với cạnh, còn diện tích thì không tỉ lệ thuận với cạnh.

Bài 1.2.

Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x  = -5 thì y = 1/2.

Khi y = 5 thì giá trị tương ứng của x là:

A. 50                   B. 1/50                  C. -50                  D. -1/50

Xem thêm: Làm tròn số – Sách bài tập Toán lớp 7

  LỜI GIẢI, CHỈ DẪN HOẶC ĐÁP SỐ:

Bài 1:

a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận , nên ta có công thức tổng quát:

y = kx

Theo điều kiện , khi x = 5 thì y = 3 nên thay vào công thức ta tính được:

b) Khi đó:

c)

Bài 2:

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận và cột thứ ba trong bảng cho biết khi x = -1 thì y = 2, nên hệ số tỉ lệ của y đối với x bằng -2, hay y = -2x. Từ đó, ta tính được các số còn lại trong các ô trống như bảng sau:

Bài 3:

a) Các số trong các ô trống đều là 12.

 

b) s và t hai đại lượng   tỉ lệ thuận vì s =12t.

Chú ý: Hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào cách phát biểu : s tỉ lệ thuận với t theo hệ số tỉ lệ là 12. Nhưng t tỉ lệ thuận với s theo hệ số tỉ lệ là 1/12.

Bài 4:

Theo điều kiện đề bài , ta có: x = 0,8y và y = 5z.

Nên: x =0,8y = 0,8 . 5z = 4z.

Vậy x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là 4.

Bài 5:

Số 32 phải đổi thành số 26. Xem bảng:

Bài 6:

Giả sử giá tiền của 8 gói kẹo là x đồng.

Vì số gói kẹo và giá tiền tỉ lệ thuận, nên theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận ta có:

( Chú ý: Tỉ số ở mỗi vế biểu thị giá tiền của một gói kẹo)

hay:

Vậy giá tiền của 8 gói kẹo là 36000 đồng.

Bài 7:

a) Các số trong các ô trống đều là -45;

b) s và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì s = -45t.

Hệ số tỉ lệ của s đối với t là -45.

Bài tập bổ sung:

Bài 1.1.

HS tự làm.

Bài 1.2.

(C).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận