Cung và góc lượng giác – Chương VI: Cung và góc lượng giác công thức lượng giác – Giải bài tập đại số 10

Đang tải...
Cung và góc lượng giác. Đại số 10

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm cung và góc lượng giác

a) Đường tròn định hướng và cung lượng giác

– Đường tròn định hướng là một đường tròn trên đó ta đã chọn một chiều chuyến động gọi là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm. Ta quy ước chọn chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ làm chiều dương.

– Trên đường tròn định hướng cho hai điểm A và B. Một điểm M di động trên đường tròn luôn theo một chiều (âm hoặc dương) từ A đến B tạo nên một cung lượng giác có điểm đầu A điểm cuối B. Như vậy, với hai điểm A, B đã cho trên đường tròn định hướng ta có vô số cung lượng giác điểm đầu A, điểm

cuối B. Mỗi cung như vậy đều được kí hiệu là:

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

b) Góc lượng giác và đường tròn lượng giác

– Góc lượng giác: Trên đường tròn định hướng cho một cung lượng giác CD . Một điểm M chuyển động trên đường tròn từ C đến D tạo nên cung lượng giác CD nói trên. Khi đó tia OM quay xung quanh gốc O từ vị trí OC tới vị trí OD. Ta nói tia OM tạo ra một góc lượng giác, có tia đầu là OC, tia cuối là OD. Kí hiệu góc lượng giác đó là (OC, OD).

– Đường tròn lượng giác: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy đường tròn lượng giác là đường tròn định hướng tâm O bán kính R = 1.

2. Số đo của cung và góc lượng giác

a) Độ và rađian (rad)

– Trên đường tròn tùy ý, cung có độ dài bằng bán kính được gọi là cung có số đo 1 rad.

– Quan hệ giữa độ và rađian:

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

Với π ≈ 3,14 thì 1^0  ≈ 0,01745 rad và 1 rad ≈ 57^017'45'' .

– Độ dài của một cung tròn.

Cung có số đo α rad của đường tròn bán kính R có độ dài: l = R.α

b)  Số đo của một cung lượng giác

Số đo của một cung lượng giác AM (A ≠ M) là một số thực, âm hay dương. Kí hiệu số đo của cung AM là sđ AM.

Ghi nhớ:

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

c) Số đo của một góc lượng giác

Số đo của một góc lượng giác (OA, OC) là số đo của cung lượng giác AC tương ứng.

d) Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác

Chọn điểm gốc A( 1; 0) làm điểm đầu của tất cả các cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. Để biểu diễn cung lượng giác có số đo α trên đường tròn lượng giác ta cần chọn điểm cuối M của cung này. Điểm cuối M được xác

định bởi hệ thức sđ AM = α.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (SGK)

Bài 1 (Trang 140, SGK)

Khi biểu diễn trên đường tròn lượng giác, hai cung lượng giác khác nhau có thể có điểm cuối trùng nhau, điều này xảy ra khi và chỉ khi các cung này hơn kém nhau số nguyên lần vòng quay, tức là hơn kém một bội số nguyên của 360° (hay bội số nguyên củạ 2π): Hai cung x và x + k2π (hoặc x° và x° + k360 độ) có điểm cuối trùng nhau.

Bài 2 (Trang 140, SGK)

a) Ta có: 1^0  ≈ 0,01745 rad. Vậy 18^0  ≈ 18.0,01745 ≈ 0,3142 rad.

b) Ta có: 1 ^0  ≈ 0,01745 rad. Vậy 57^030'  ≈ 57,5.0,01745 ≈ 1,0036 rad.

c) Ta có: 1^0  ≈ 0,01745 rad. Vậy -25^0  ≈ -25.0,01745 ≈ -0,4363 rad.

d) Ta có: 1^0  ≈ 0,01745 rad. Vậy -125^045'  ≈ -125,75.0,01745 ≈ -2,1948 rad.

Bài 3 (Trang 140, SGK)

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

Bài 4 (Trang 140, SGK)

Áp dụng công thức: l = R.α

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

Bài 5 (Trang 140, SGK)

a) Cung

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

là cung AM (M là trung điểm của cung A’B).

b) Cung 135^0 cũng là cung AM ở trên.

c) Cung

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

là cung AN (cung A’N = 2/3 cung A’B’)

d) Cung -225^0 cũng là cung AN ở trên.

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

Bài 6 (Trang 140, SGK)

a) Cung AM có số đo là kπ (k ∈ Z)

– Nếu k chẵn thì k = 2n (n ∈ Z) ⇒ kπ = 2nπ = 0 + 2nπ cung lượng giác kπ và cung 0 hơn kém nhau một số nguyên lần vòng quay, do đó chúng có điểm cuối trùng nhau, vì vậy M trùng với điểm A (1; 0) (điểm cuối của cung 0).

– Nếu k lẻ thì k = 2n +1 (n ∈ Z) ⇒ kπ = (2n + 1)π = π + 2nπ, cung lượng giác kπ và
cung lượng giác π hon kém nhau một số nguyên lần vòng quay, do đó chúng có
điểm cuối trùng nhau, vì vậy M trùng với điểm A'(- 1; 0) (điểm cuối của cung π).Cung và góc lượng giác. Đại số 10

b) Cung AM có số đo là

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

điểm M trùng với A nếu k = 4n (n ∈ Z); M trùng với B nếu k = 4n + 1 (n ∈ Z); M trùng với A’ nếu k = 4n +  2 (n ∈  Z); M trùng với B’ nếu k = 4n + 3 (n ∈ Z).

c) Viết

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

Từ đó suy ra phải xét  các số dư của phép chia k cho 6. Cung AM có số đo là

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

thì điểm M trùng với A nên k = 6n (n ∈ Z); M trùng với M1 nếu k = 6n + 1 (n ∈ Z); M trùng với M2 nếu k = 6n + 2 (n ∈ Z); M trùng với A’ nếu k = 6n + 3 (n ∈ Z); M trùng với M3 nếu k = 6n + 4 (n ∈ Z); M trùng với M4 nếu k = 6n + 5 (n ∈ Z).

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

Bài 7 (Trang 140, SGK)

Cung và góc lượng giác. Đại số 10

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận