Củng cố, mở rộng kiến thức về truyền thuyết – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6

Đang tải...

TRUYỀN THUYẾT

I. CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Một vài điểm lưu ý khác biệt giữa thể loại truyền thuyết với một số thể loại văn học dân gian khác dễ nhầm lẫn:

– Truyền thuyết với thần thoại: về thời gian ra đời, thần thoại ra đời trước truyền thuyết. Thần thoại ra đời từ thuở “hồng hoang” của loài người kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. Khi nhận thức của con người phát triển đến một trình độ nhất định thì sáng tác thần thoại chấm dứt. Truyền thuyết ra đời sau thần thoại và tiếp tục tồn tại song hành với lịch sử loài người. Truyền thuyết là cách nhận thức lịch sử, phản ánh lịch sử theo quan điểm của dân gian. Nhiều truyền thuyết thực chất là các thần thoại đã được lịch sử hoá.

– Truyền thuyết vói truyện cổ tích. Trong hệ thống văn học dân gian của mỗi dân tộc, nếu có thể loại truyện kể về nhũng điều không có thực thì cũng có thể loại kể về nhửng điều có thực hay ít nhiều cũng liên quan đến điều có thực. Truyện cổ tích là truyện kể về những điều không có thực, những chuyện không thể xảy ra trong thực tế còn truyền thuyết là truyện kể về những điều có thực hay ít nhiều cũng liên quan đến điều có thực.

– Truyền thuyết với vè: Truyền thuyết vói vè có điểm tương đồng về mặt chức năng – nhận thức, phản ánh lịch sử theo quan điểm của dân gian nhưng về hình thức thể hiện và thời gian ra đòi lại khác nhau. Vè thể hiện bằng văn vần, truyền thuyết thể hiện bằng văn xuôi. Vè ra đời mang tính cập nhật về thòi gian để kịp thời phản ánh người thật việc thật, truyền thuyết phản ánh người thực, việc thật nhưng đó là những người, những việc đã lùi sâu vào trong quá khứ.

2. Ở Việt Nam, truyền thuyết là thể loại văn học dân gian có tầm quan trọng đặc biệt. Đánh giá như vậy một phần vì chúng bao gồm một khối lượng tác phẩm vô cùng lớn, nhưng mặt khác quan trọng hơn là giá trị đặc biệt của thể loại này bởi truyền thuyết là cách ghi chép, phản ánh lịch sử độc đáo của dân gian, của dân tộc. Vì vậy, truyền thuyết có ý nghĩa to lớn trong việc “bổ sung, đính chính và sàng lọc kiến thức của chúng ta về lịch sử dân tộc” (Nguyễn Khánh Toàn – Vai trò của văn học dân gian trong văn học Việt Nam nói chung, trong “Truyện Kiều” nói riêng, Tạp chí Văn học, số 11, năm 1965).

Căn cứ vào nội dung truyền thuyết phản ánh – ghi chẹp ta có thể chia truyền thuyết thành các tiểu loại sau:

– Truyền thuyết anh hùng:

+ Truyền thuyết về những anh hùng văn hoá.

+ Truyền thuyết về nhũng anh hùng chống ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước.

– Truyền thuyết lịch sử:

+ Truyền thuyết lịch sử về những cuộc khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc.

+ Truyền thuyết về thòi kì phong kiến tự chủ.

+ Truyền thuyết về thòi kì Pháp thuộc.

3. Truyền thuyết ra đời vào buổi bình minh của dân tộc, khi các vua Hùng đóng đô khai quốc trên đất Phong Châu. Nó song song tồn tại và phát triển cùng quá trình lịch sử dân tộc.

– Truyền thuyết phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, phản ánh những cuộc khỏi nghĩa của nhân dân chống lại triều đại phong kiến suy thoái: Truyền thuyết là những truyện kể dân gian về những việc có thực, những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử cho nên dù yếu tố lịch sử có mong manh đến đâu, cái lõi lịch sử có được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt đến mức nào thì lịch sử vẫn được coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này. Chính vì vậy, đọc truyền thuyết chúng ta thấy được cả một chặng đường dài trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc từ ngày đầu mở nước, giữ nước, xây dựng đất nước cho đến ngày nay.

+ Truyền thuyết về những anh hùng văn hoá, truyền thuyết về những anh hùng chống ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước đã tập trung vào một chủ đề lớn là giải thích nguồn gốc, giống nòi của dân tộc Việt Nam, ca ngợi công cuộc lao động khai hoang và xác lập địa bàn sinh sống cho dân tộc – quốc gia, ca ngợi công lao chống ngoại xâm bước đầu để bảo vệ chủ quyền của các vua Hùng trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc.

+ Những truyền thuyết lịch sử về những cuộc khởi nghĩa giành độc lập tự chủ trong thời kì Bắc thuộc, truyền thuyết về thòi kì phong kiến tự chủ, truyền thuyết về thời kì Pháp thuộc là một bức tranh lịch sử hoành tráng phản ánh những nhân.vật lịch sử – sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh dân tộc, đời sống xã hội cửa nhân dân ở các thòi kì lịch sử khác nhau của dân tộc. Nó ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập, tự chủ của dân tộc, ca ngợi sự nghiệp lao động sáng tạo để xây dựng nền văn hiến của đất nước. Ngoài ra, truyền thuyết giai đoạn này còn phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội phong kiến với những cuộc đấu tranh của các phong trào khỏi nghĩa nông dân.

– Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo: Khi kể lại cái lõi lịch sử này, nhân dân đã kì diệu hoá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử bằng phương pháp tư duy của thần thoại. Người ta gọi đây là phần tưởng tượng hoang đường của truyện. Nói một cách chính xác là các nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết là có thực nhưng khi đi vào tác phẩm văn học thì không hoàn toàn giống như thực. Nó đã được trí tưởng tượng của dân gian thêu dệt, hư cấu theo hướng hình tượng hoá, mĩ hoá để cho sinh động và hấp dẫn hơn, để thể hiện được thái độ và tình cảm của nhân dân hơn. Ví dụ như sự ra đời, trưởng thành, đi đánh giặc và bay về tròi kì lạ của Thánh Gióng, sức mạnh kì diệu của nỏ thần, hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê giác rẽ nước đi xuống biển sâu hay việc Lạc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần rồi sai Rùa-Vàng đòi lại gươm thần…

Lịch sử khi đi vào trong truyền thuyết đã được lí tưởng hoá theo trí tưởng tượng dân gian. Cái lõi lịch sử ở đây là những sự kiện, nhân vật lịch sử có trong xã hội thật nhưng không trần trụi như ngoài xã hội mà còn bao hàm cả thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện, nhân vật lịch sử đó. Vì vậy, truyền

thuyết được coi là kho tàng vô giá đối với sử học. Nó có tác dụng bổ sung, đính chính, sàng lọc kiến thức của chúng ta về lịch sử dân tộc. Hư cấu trong truyền thuyết là sự tái tạo, nhào nặn lại sự thật lịch sử trong chất “thơ và mộng”, nhằm lí tưởng hoá những con người đã làm nên lịch sử, để thể hiện thái độ tình cảm của nhân dân với những con người đó.

– Truyền thuyết có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ, lễ hội: Khác vói các nhân vật trong các thể loại văn học dân gian khác, nhân vật trong truyền thuyết không chỉ sống trong đòi sống văn học mà còn được sống trong lòng ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân. Các nhân vật trong truyền thuyết đều được nhân dân suy tôn thành thần, thánh của một làng hoặc một vùng. Đi cùng vói sự suy tôn đó là các sự tích, nghi lễ – lễ hội diễn ra hằng năm ở khắp mọi noi để lưu truyền, tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng. Truyền thuyết và nghi lễ – lễ hộí là hai lĩnh vực khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ vói nhau. Truyền thuyết làm cho lễ hội có nội dung linh thiêng hơn và ngược lại nghi lễ – lễ hội làm cho truyền thuyết sống mãi trong lòng cộng đồng một cách sinh động, hấp dẫn.

4. Đặc sắc về nghệ thuật

– Cách lựa chọn và thể hiện nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết: Nếu

như nhân vật, sự kiện, trong truyện cổ tích là nhân vật hư cấu, sự kiện hư cấu thì nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết là những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết là do lịch sử tạo ra nhưng nó cũng không phải là bản sao của nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Các tác giả dân gian khi sáng tạo truyền thuyết không hư cấu ra những nhân vật, sự kiện nhự sáng tác truyện cổ tích mà chọn lựa những sự kiện, những nhân vật có thật trong lịch sử (hoặc ít nhiều liên quan đến lịch sử) để hư cấu nhằm dựng lại những diện mạo, tầm vóc của những sự kiện, nhân vật ấy, đồng thời lí tưởng hoá những người, những sự việc cần được ca ngợi. Thậm chí, tác giả dân gian qua truyền thuyết có thể khôi phục lại những sự thực lịch sử bị che lấp, bị bỏ qua hoặc bị xuyên tạc.

Truyền thuyết không chỉ có chức nàng ghi chép lịch sử mà còn có chức năng phản ánh, ghi lại thái độ, tư tưởng, tình cảm và quan điểm của dân gian về các sự kiện lịch sử, nhâri vật lịch sử bằng hình thức nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Do vậy, những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử đi vào truyền thuyết không phải là bản sao hay là một sự tái tạo nguyên mẫu mà là một sự tái

tạo lại lịch sử. Tức là trên cơ sở cái lõi lịch sử, truyền thuyết đã dựng lại lịch sử bằng cách sắp xếp, nhào nặn, thêm bớt (thậm chí đưa cả các yếu tố thần kì) các sự kiện, nhân vật để tạo ra một tầm vóc của sự kiện, nhân vật, đồng thời đưa vào đó cả những tư tưởng, tình cảm của mình với những đối tượng được phản ánh. Đây chính là cách thể hiện nhân vật và sự kiện của truyền thuyết. Xin lưu ý, khác vói các nhân vật trong các thể loại văn học dân gian khác, nhân vật truyền thuyết không chỉ sống trong lòi kể mà còn sống trong các nghi lễ tín ngưỡng. Do vậy, khi phân tích nhân vật truyền thuyết cần gắn với môi trường đã sản sinh và nuôi dưỡng tác phẩm (môi trường diễn xướng).

– Xung đột trong truyền thuyết:

+ Xung đột giữa con người với thiên nhiên: Xung đột này phản ánh quá trình dựng nước của dân tộc. Đó là những cuộc vật lộn với biển cả để mở rộng địa bàn cư trú ra ngoài hải đảo, với lũ lụt để đắp đê bảo vệ làng bản, mùa màng; việc chế biến thực phẩm hay việc tìm ra các giống cây, giống quả… Ví dụ như các truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy; Son Tinh, Thuỷ Tinh; Mai An Tiêm;…

+ Xung đột giữa dân tộc với các thế lực ngoại xâm: Xung đột này phản ánh công cuộc giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thể hiện xung đột này, truyền thuyết thực hiện chức năng phản ánh, ghi chép lịch sử của mình. Ví dụ như các truyền thuyết về Thánh Gióng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, chuỗi truyền thuyết về Lê Lợi…

+ Xung đột giữa nhân dân với chính quyền phong kiến: Loại xung đột này phản ánh những mâu thuẫn của xã hội phong kiến, đặc biệt là mâu thuẫn giữa ‘tầng lóp nông dân với giai cấp địa chủ. Những truyền thuyết này cho thấy quan điểm và thái độ của nhân dân khác hẳn với chính sử của nhà nước phong kiến Việt Nam. Nhiều nhân vật trong mắt triều đình phong kiến là nghịch tặc thì với nhân dân là anh hùng.

– Kết cấu và lời kể của truyền thuyết:

+ Truyền thuyết có đặc điểm nổi bật là kết cấu xâu chuỗi thành một Hệ thống. Ví dụ chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng gồm có các truyện: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Son Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng;… Chuỗi truyền thuyết về Lê Lợi và cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn gồm có các truyện: Trao gươm thần, Hai vợ chồng ông lão bắt cá và Lê Lợi, Sự tích Hồ Gươm,…

+ Kết cấu cốt truyện của truyền thuyết thường có ba phần:

. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của nhân vật chính.

. Cuộc đời và sự nghiệp (hành trạng, chiến công) của nhân vật chính.

. Đoạn kết cuộc đời của nhân vật chính.

+ Lời kể: Truyền thuyết có lối kể cô đọng, rất ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại các hành động của nhân vật, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện (những chi tiết về hoàn cảnh, sự việc, hành động, lời nói của nhân vật).

 

Xem thêm : Các câu truyện về truyền thuyết (câu hỏi và trả lời) – Bồi dưỡng HSG Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận