Chương VI – Bài 29 : ANKEN – trang 44 – Sách bài tập hóa học 11

Đang tải...

Bài 29 : ANKEN 

29.1.  

A. 2-đimetylpent-4-en.                             B. 2,2-đimetylpent-4-en.

C. 4-đimetylpent-l-en.                              D. 4,4-đimetylpent-l-en.

29.2.  

A. 3-metylenpentan.                                 B. 1,1-đietyleten.

C. 2-etylbut-l-en.                                       D. 3-etylbut-3-en.

29.3. Nhận xét nào sau đây là sai ?

A. Tất cả các anken đều có công thức là C_{n}H_{2n} .

B. Tất cả các hiđrocacbon có công thức chung C_{n}H_{2n}  đều là anken.

C. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom.

D. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch KMnO4.

29.4. Hợp chất 2,4-đimetylhex-l-en ứng với công thức cấu tạo nào cho dưới đây

29.5. Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào cho dưới đây là thuận tiện nhất ?

A. phản ứng đốt cháy                   B. phản ứng cộng với hiđro

C. phản ứng với nước brom         D. phản ứng trùng hợp

29.6. Chất X có công thức phân tử C4H8. X có thể làm mất màu dung dịch brom và khi tác dụng với HCl tạo ra một sản phẩm duy nhất. Tên chất X đó là

A.  xiclobutan.

B. but-1-en

C. but-2-en.                          

D. 2 metylprop-1-en.

29.7. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí : etan, etilen và cacbon đioxit.

29.8. Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một anken. Khối lượng hỗn hợp A là 9,0 g và thể tích là 8,96 lít. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 13,44 lít CO_{2} . Các thể tích được đo ở đktc.

Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng chất trong A.

29.9. 0,7 g một anken có thể làm mất màu 16,0 g dung dịch brom (trong CCl4) có nồng độ 12,5%.

1. Xác định công thức phân tử chất A.

2. Viết công thức cấu tạo của tất cả các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử tìm được. Ghi tên từng đồng phân.

29.10. Hỗn hợp khí A chứa eten và hiđro. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì A biến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0.

Tính hiệu suất phản ứng cộng hiđro của eten.

29.11.Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8,0.

Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

29.12. Hỗn hợp khí A chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với hiđro là 8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 11,80.

Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

29.13. Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng nước brom thì màu của dung dịch nhạt đi, khối lượng của bình tăng thêm 3,15 g. Sau thí nghiệm, còn lại 8,40 lít hỗn hợp khí c có tỉ khối đối với hiđro là 17,80. Biết các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.

29.14. Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml A, thu được 210 ml khí CO_{2} . Nếu đun nóng nhẹ 100 ml A có mặt chất xúc tác Ni thì còn lại 70 ml một chất khí duy nhất. Các thể tích khí đều đo ở cùng một điều kiện.

1. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.

2. Tính thể tích oxi vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 100 ml A.

 

 

Xem thêm ANKAĐIEN  tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận