Chương V – Bài 23 . Từ thông . Cảm ứng điện từ – trang 143 – Giải bài tập vật lý 11

Đang tải...

Chương V – Bài 23 . Từ thông . Cảm ứng điện từ 

I. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 143 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Do từ thông  Φ = BScosα nên:

– Thí nghiệm 1 (hình 23.3a, SGK): Khi đưa nam châm SN dịch chuyển lại gần mạch kín (C) thì cảm ứng từ B và α tăng (cosα tăng) nên từ thông tăng.

– Thí nghiệm 2 (hình 23.3b, SGK): Khi đưa nam châm SN dịch chuyến ra xa mạch kín (C) thì cảm ứng từ B vàa giảm (cosα giảm) nên từ thông giảm.

– Thí nghiệm 3 (Hình 23.3a, b, SGK): Nếu cho nam châm đứng yên và mạch (C) dịch chuyển lại gần nam châm, thì từ thông qua mạch kín (C) tăng. Nếu nam châm đứng yên và mạch (C) dịch chuyển ra xa nam châm,  thì từ thông qua mạch kín (C) giảm.

C2 (trang 143 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

– Khi đóng khóa K (hình 23.4a, SGK), từ thông qua mạch (C) tăng đột ngột, làm xuất hiện dòng điện cảm úng trong mạch (C).

–     Khi rigắt khóa K, từ thông qua mạch (C) giảm đột ngột, làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch (C).

– Khi dòng điện tăng hoặc giảm (hình 23.4b, SGK) thì từ thông qua mạch kín (C) biến thiền, làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch (C).

C3 (trang 145 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

– Khi nam châm còn ở phía trên mạch kín (C) (hình 23.5, SGK), từ thông qua mạch (C) tăng, trong mạch (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều sao cho mặt trên của mạch (C) là mặt Bắc, chống lại sự chuyến động của nam châm. Neu nhìn từ trên xuống thì dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều kim đồng hồ.

– Khi nam châm đã chui qua mạch (C) xuống dưới, thì từ thông qua mạch kín (C) giảm, trong mạch (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều sao cho mặt dưới của mạch (C) là mặt Bắc, chống lại sự chuyến động của nam châm. Nếu nhìn từ trên xuống thì dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ.

II.  CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 147 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

– Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín đó biến thiên.

– Hiện tượng cảm ứng điện từ: là hiện tượng từ thông qua mạch kín biến thiên, trong mạch kín xuất hiện dòng điện cảm úng.

– Từ trường cảm ứng: là từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra.

Bài 2 {trang 147 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các khối kim loại khi những khối kim loại này chuyển động trong một từ trường hoặc được đặt trong một từ trường biển thiên theo thời gian gọi là dòng điện Fu-cô.

Bài 3 (trang 147 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn D.

Vì từ thông Φ = BScosα (a là góc hợp bởi \overrightarrow{n}   và \overrightarrow{B} ). B và S  không đổi nên khi a thay đổi thì o thay đồi. Khi (C) quay quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch thì a thay đồi nên từ thông qua mạch biến thiên.

Bài 4 (trang 148 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chọn A.

Vì khi dịch chuyển (C) lại gần I hoặc ra xa I thì khoảng cách giữa dòng điện I và (C) thay đổi nên từ trường B biến thiên, do đó từ thông o qua (C) biến thiên.

Bài 5 (trang 148 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

a)  Nam châm chuyển động ra xa (C) thì từ thông qua (C) giảm nên từ trường cảm ứng \overrightarrow{B} c cùng chiêu với từ trường ban đâu \overrightarrow{B} .

Dùng quy tắc ‘vào Nam ra Bẳc” để xác định chiều của dòng điện cảm ứng như hình vẽ.

Mặt (C) đối diện với cực s của nam châm là mặt Bắc.

b) Mạch (C) chuyển động tịnh tiến gần nam châm thì từ thông qua (C) tăng nên từ trường cảm ứng  \overrightarrow{B} c ngược chiêu với từ trường ban đâu \overrightarrow{B} .

Dùng quy tắp “vào Nam ra Bắc” để xác định chiều của dòng điện cảm ứng như hình vẽ:

Mặt của (C) đối diện với cực s của nam châm là mặt Nam.

c) Khi mạch (C) quay như hình vẽ thì từ thông qua (C) không biến thiên nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

d) Khi nam châm quay liên tục thì từ thông qua mạch biến thiên nên trong mạch (C) cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

 

 

Xem thêm Suất điện động cảm ứng tại đấy 

 

 

 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận