Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 83)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn trích Chị em Thuý Kiều. Chú ý đến số câu thơ trong toàn bài và cách tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Thuý Vân.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ gồm 24 câu lục bát miêu tả tài sắc và đức hạnh của chị em Thuý Kiều. Bốn câu thơ đầu, tác giả giới thiệu chung về Thuý Kiều, Thuý Vân: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”, mỗi nàng có một nét đẹp riêng nhưng đều hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”.

Bốn câu lục bát tiếp theo tả vẻ đẹp của Thuý Vân: một vẻ đẹp phúc hậu sánh ngang với hoa, với ngọc quý.

Tác giả dành hẳn 12 câu thơ (12/24) nói về tài, sắc của Thuý Kiều, trong đó chỉ có 4 câu thơ nói về Thuý Vân. Kiều không chỉ đẹp mà còn đa tài “Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”.

Bốn câu cuối của bài nói về đức hạnh của chị em Kiều, họ sống trong một gia đình gia giáo:

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Nguyễn Du tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước, sau đó mới tả vẻ đẹp của Kiều. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà đại thi hào Nguyễn Du lại giới thiệu về Thuý Vân trước. Tả Thuý Vân chỉ là một bước đệm để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều. Thuý Vân đã đẹp là thế, vẻ đẹp sánh ngang vớỉ hoa với ngọc: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, “mây thua nước tóc”, “tuyết nhường màu da”. Vân đã đẹp, Kiều lại đẹp hơn, tài hơn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Đó chính là một dụng ý nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” của thiên tài Nguyễn Du, vẽ cô em để “nảy” cô chị là thế.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 83)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Chú ý các từ, các cụm từ mang tính ước lệ nói về vẻ đẹp của nàng và từ vẻ đẹp ấy, hãy cảm nhận về nhan sắc, tính cách của Thuý Vân.

b. Gợi ý trả lời

Bốn câu thơ nói về vẻ đẹp của Thuý Vân như một nét vẽ tài hoa. Thuý Vân hiện ra từ cử chỉ, dáng đi, giọng nói, nét cưòi đều trang trọng, quý phái:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Thuý Vân có vẻ đẹp “khuôn trăng đầy đặn”, “nét ngài nở nang” là vẻ đẹp tròn đầy, phúc hậu. Nụ cười thắm như hoa, tiếng nói trong như ngọc. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ mang tính ước lệ, tượng trưng để tả vẻ đẹp “đoan trang”, “trang trọng” của Vân: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười”, “ngọc thốt”, và những hình ảnh nhân hoá “mây thua”, “tuyết nhường”.

Các từ “trang trọng”, “đoan trang” là những từ đặc tả rất tinh tế nói vê cái “thần” của vẻ đẹp và tính cách nàng Vân: vẻ đẹp quý phái, trang trọng, phúc hậu.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 83)

a. Hưởng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ 12 câu thơ miêu tả tài, sắc của Thuý Kiều. Chú ý đến những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Hãy làm công việc so sánh xem Nguyễn Du miêu tả Kiều có nét gì giống và khác Thuý Vân.

b. Gợi ý trả lời

Nguyễn Du đã dành 12 câu thơ lục bát miêu tả về tài, sắc của Thuý Kiều. Vẻ đẹp của Kiều khác với “khuôn trăng đầy đặn” của Thuý Vân, là vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”, “nghiêng nước nghiêng thành”. Tác giả sử dụng các hình ảnh ẩn dụ “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” mang tính ước lệ tượng trưng, một bút pháp thường thấy trong thơ cổ để nói về sắc của Kiều:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

 “Hoa” và “liễu”, “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là những vẻ đẹp thiên nhiên mang tính chất chuẩn mực đã được Nguyễn Du sử dụng tài tình khi nói vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Kiều. Cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” đặc tả sắc đẹp tuyệt vời của ngưòi phụ nữ có thể làm mê đắm lòng người.

Vẻ đẹp ấy khiến cho thiên nhiên cũng phải nảy sinh lòng đố kị, ghen ghét “Hoa ghen thua thắm liễu hòn kénì xanh”. Nếu Thuý Vân mang vẻ đẹp nổi bật là “trang trọng”, “đoan trang” thì Kiều lại mang một vẻ đẹp khác “sắc sảo mặn mà”, “nghiêng nước nghiêng thành”, vẻ đẹp của Thuý Vân dường như mang theo sự bình yên thì vẻ đẹp của Thuý Kiều lại dường như không yên ổn mà có thể dậy sóng. Vì Kiều sắc sảo quá, đẹp quá khiến cho thiên nhiên, đất tròi cũng sinh lòng hòn ghen.

Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” cho ta thấy Nguyễn Du đã “nhìn ngắm” nàng Kiều kĩ lưỡng hơn, và lột tả được tâm hồn nàng qua nét đẹp của đôi mắt.

Những câu thơ tả vẻ đẹp của Kiều dường như có thần, đã khắc hoạ được bức chân dung “quốc sắc” của người con gái tuyệt thế giai nhân.

Xem thêm Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều – Nguyễn

Du tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 83)

a. Hưởng dẫn tìm hiểu

Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức của Thuý Kiều, Nguyễn Du còn chú ý khắc hoạ vẻ đẹp khác của nàng. Chú ý đến những câu thơ nói về vẻ đẹp ấy. Từ đó, có thể nhận xét gì về nhân vật Thuý Kiều?

b. Gợi ý trả lời

Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, Nguyễn Du đặc biệt nhấn mạnh vẻ đẹp có phần nổi trội hơn của Thuý Kiều, đó là vẻ đẹp trí tuệ.

Kều không chỉ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà còn có tài trong các môn nghệ thuật: thơ, vẽ tranh, ca hát, tất cả đều rất điêu luyện:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Kiều có tư chất thông minh thiên bẩm “vốn sẵn tính trời” giỏi đàn đến mức “ăn đứt” bất cứ một nghệ sĩ tài hoa nào. Nàng còn giỏi về âm luật đến mức thuộc lòng, thành thạo các cung bậc, các nốt nhạc trong giai điệu của nhạc cổ. Kiều còn có thể sáng tác ra “thiên bạc mệnh” làm cho lòng người sầu não, ám ảnh không nguôi.

Nếu có thể định lượng về sắc đẹp Kiều là bậc nhất “sắc đành đòi một” thì tài trí của Kiều cũng không kém “tài đành hoạ hai”. Và ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng giỏi giang bởi bản tính thông minh bẩm sinh và bởi vẻ “sắc sảo” của nàng mang lại. Kiều quả thật là một quốc sắc thiên hương tuyệt mĩ, một người con gái chuẩn mực về tài, sắc, một vẻ đẹp toàn bích.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 83)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ “thua”, “nhường” khi nói về Thuý Vân; và các từ “ghen”, “hồn” khi nói về Kiều.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích Chị em Thuý Kiều nói về vẻ đẹp của “hai ả tố nga” là Thuý Vân và Thuỷ Kiều. Mỗi ngưòi mang một vẻ đẹp riêng và dưới ngòi bút tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du, mỗi vẻ đẹp ấy gợi cho ta hình dung về một số phận khác nhau. Thuý Vân có vẻ đẹp trong sáng, yên bình “khuôn trăng đầy đặn”, vẻ đẹp của cô làm thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Dường như Thuý Vân được thiên nhiên, tạo hoá ưu đãi đã “nhường” cho phần sắc mà không sinh lòng hờn ghen. Từ “thua” và “nhường” ở đây mang một sắc thái biểu cảm đặc biệt, như một lời dự báo về số phận yên nhàn của người con gái này. Nếu trong cuộc sống, con người luôn được nhường nhịn thì sẽ chẳng gặp một tai hoạ nào, không bị ai hãm hại. Cuộc sống sẽ yên bình, bằng phang, không gặp “sóng gió bất ngờ”. Thuý Vân cũng là người được ưu đãi, được che chở như vậy.

Thuý Kiều lại đẹp quá, tài quá. sắc đẹp và tài năng của nàng khiến cho thiên nhiên sinh lòng đố kị: hoa “ghen”, liễu “hờn”. Từ “hờn” và “ghen” mang sắc thái dự báo cho một điều dữ dội. Thiên nhiên không những không ưu đãi nàng mà đem lòng đố kị. Ca dao dân gian vẫn lưu truyền rằng:

Một vừa hai phải ai ơi

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.

Người tài sắc vẹn toàn dễ bị người đời ghen ghét. Đó cũng là một dụng ý nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du dự báo về số phận “hồng nhan bạc mệnh” của Thuý Kiều. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị những luật lệ hà khắc “tam cương”, “ngũ thường” trói buộc, không được tự quyết định cuộc đời của mình. Những người tài sắc vẹn toàn như Thuý Kiều cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã ấy.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 83)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều. Tác giả tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau là có dụng ý gì?

Đối chiếu những câu thơ tả Thuý Vân và Thuý Kiều để thấy được sự khác nhau giữa hai chị em. Dưới đây là gợi ý trả lời, học sinh có thê tự đưa ra đánh giá khác theo suy nghĩ của mình.

b. Gợi ý trả lời

Bức chân dung về hai chị em Thuý Kiều được miêu tả rất đặc sắc. Song người đọc dễ nhận thấy bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn, sắc nét hơn. Nguyễn Du đều dùng những từ ngữ có tính chất ước lệ, nhân hoá, lấy thiên nhiên để nói về vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều. Tác giả chỉ nói đến vẻ đẹp “trang trọng” của Vân mà không nói đên tài của nàng như thế nào. Nhà thơ tập trung miêu tả cô em trước để tôn thêm vẻ đẹp cùa cô chị. Đó là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, một cách miêu tả rất tài tình. Lấy vẻ đẹp của Thuý Vân “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” để khẳng định phần hơn hắn của Thuý Kiều:

Kiều càng sắc sảo mận mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Bên cạnh việc khắc hoạ vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mê đắm lòng người, tác giả còn chú ý đến tài năng thi, hoạ, ca ngâm “ăn đứt” thiên hạ của Kiều. Chính vì Kiều đẹp “sắc sảo mặn mà” lại thêm phần “thông minh” “sẵn tính trời” nên đã bị tạo hoá hờn ghen, sinh lòng đố kị.

Bằng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy “vẽ mây nảy trăng”, thi sĩ Nguyễn Du đã làm nổi bật bức chân dung về Kiều, một giai nhân tuyệt thế, một người con gái tài sắc vẹn toàn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận