Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều – Nguyễn Du Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Cảnh ngày xuân truyện kiều ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 86)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bôn câu thơ đầu của đoạn thơ và phần chú thích trong SGK để hiểu điển tích, điển cô mà Nguyễn Du sử dụng, cảnh mùa xuân được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí tròi hay cảnh vật…? Chú ý cách sử dụng từ và biện pháp nghệ thuật để miêu tả về cảnh ngày xuân.

b. Gợi ý trả lời

Trang thơ của Nguyễn Du như đang mở rộng trước mắt ta. Một sự sắp xếp tài tình của tác giả: ngay sau bức tranh về hai nàng tố nga quốc sắc thiên hương là khung cảnh mùa xuân tươi đẹp và cuộc du xuân của tài tử giai nhân. Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu hình và nên thơ. cả không gian ấy như tràn ngập khí xuân, sắc xuân. Ngòi bút của tác giả chỉ phác thảo một vài đường nét thanh mảnh nhưng cũng đủ để gợi lên sắc xuân tươi mới trong lòng ngưòi đọc. “Ngày xuân con én…”, vừa nêu báo là ngày xuân, vừa dùng hình ảnh con én đưa thoi, Nguyễn Du đã tô đậm khung cảnh không gian “mùa xuân” – mùa ngọt ngào, yêu thương; mùa của sự sông; mùa của lễ hội; mùa của vui chơi. Nhưng vối tâm hồn nhạy cảm, tâm hồn luôn khắc khoải cùng nhịp đập của cuộc sống, Nguyễn Du đã nhìn thấy đằng sau cánh én “đưa thoi” vội vã vút qua, vút lại, chao liệng ấy là thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân như cũng đang hối hả. Câu thành ngữ: “Thời gian thấm thoắt thoi đưa”, như “vó câu qua cửa sổ”, như “nước chảy qua cầu” đã đi vào hồn thơ Tố Như một cách tự nhiên.

Sau cánh én “đưa thoi”, ống kính của nghệ sĩ mở rộng ra cả không gian để nắm bắt, để thu lượm cái ánh “thiều quang” của mùa xuân và thòi khắc “chín chục đã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật độc đáo và ý vị: Nào là “xuân hướng lão” (Ức Trai), nào cánh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi hay những cánh bướm ríu rít bay trong thơ Trần Nhân Tông. Nguyễn Du khéo léo lựa chọn thời điểm không phải là lúc đầu xuân với làn mưa bụi và cái se lạnh còn sót lại của mùa đông, hay một nàng xuân đang độ chín nồng mà là mùa xuân đã bước sang tháng ba. Thời khắc ấy gợi một cảm giác chơi vơi trong lòng người bởi thời gian trôi đi quá nhanh, quá vội vã. Hai chữ “thiều quang” được sử dụng đắc địa gợi lên màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân và cái mênh mông bao la của đất trời. Và trong tiết xuân tháng ba nhiều ấm áp ấy, cảnh vật như khoác lên mình một bộ áo mới trẻ trung, tươi non hơn:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Không gian nghệ thuật đến đây được mở ra mênh mông, vượt ra khỏi tầm mắt của thi nhân. Những thảm cỏ xanh như trải dài, trải rộng tới tận chân trời. Trong khí xuân ấm áp, sắc xanh ấy ánh lên sức xuân mơn mởn, ngọt ngào. Điểm xuyết trên nền của tấm thảm xanh khổng lồ ấy là sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc, khoe hương. Nguyễn Du một lần nữa cho người đọc cảm nhận về sự khéo léo của một hoạ sĩ tài hoa trong sự phôi hợp màu sắc, đường nét rất điêu luyện. Bức tranh của ông không ôm đồm về chi tiết, không sặc sỡ về màu sắc, không một âm thanh mà chỉ bằng những đường nét chấm phá nhưng đủ gợi lên cái ấm áp, tươi mối của mùa xuân. Trong câu thơ của Nguyễn Du ta luôn bắt gặp không khí cổ điển, trang nhã của Đường thi. Những vần thơ Đường đã được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sở điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa). Sáng tạo trước hết là hai chữ “trắng điểm” một nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân, trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa.

Có thể nói, bôn câu thơ vối bốn cảnh sắc tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh tài tình của thi hào Nguyễn Du. Không gian có lúc được mở ra mênh mông với sắc hồng của ánh xuân, với thảm cỏ xanh tận chân trời, có lúc như thu lại trong những đường nét như những cánh én đưa thoi hay một cành lê trắng lác đác nở hoa. Sự phôi hợp hài hoà giữa màu sắc của cảnh vật mùa xuân, giữa cánh én đưa thoi rất cụ thể, rất thực và cái mênh mông, trừu tượng của ánh thiều quang đã tạo ra bức tranh xuân riêng của thi hào Nguyễn Du.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 86)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn thơ:

Thanh minh trong tiết tháng ba

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

 và các chú thích trong SGK để hiểu hết nghĩa của từ.

Đoạn thơ miêu tả về không khí của một lễ hội, được tác giả thể hiện qua những chi tiết, từ ngữ, hình ảnh nào?… Có thể vận dụng những hiểu biết về ngày lễ truyền thống của dân tộc cho bài viết thêm phong phú.

b. Gợi ý trả lời

Trong tiết xuân ấm áp, khí xuân tươi sáng, thanh khiết, con ngưòi cũng muốn thể hiện lòng hiếu nghĩa vối tổ tiên ông bà:

Thanh minh trong tiết tháng ba.

Đã thành một thông lệ, vào đầu tháng ba âm lịch hàng năm, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, con cháu lại tổ chức đi tảo mộ, thăm viếng sửa sang phần mộ của ông bà, người thân. Thờ cúng tổ tiên chính là một tín ngưỡng cô truyền, một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam. Dù ăn đâu làm đâu, nhưng cứ vào dịp đó, con cháu ở khắp nơi lại trở về quê hương bản quán, cùng nhau thắp nén nhang sưởi ấm linh hồn những ngưòi đã khuất và tỏ lòng hiếụ nghĩa của mình. Trong văn hoá Việt Nam, có hiện tượng phổ biến là lễ bao giờ cũng kết hợp vối hội.

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Mọi người đi tảo mộ cũng là tham gia vào cuộc du xuân chốn đồng quê. Bằng bút pháp miêu tả chân thực, Nguyễn Du đã ghi lại không khí của lễ hội truyền thống của dân tộc hết sức sinh động, tươi vui. Điệp ngữ: “lễ là… hội là”, gợi nên nhịp thòi gian tuần hoàn, những cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay, trở thành một phong tục cố truyền trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt: “Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai cò bạc, tháng ba hội hè”.

Cảnh trẩy hội đông vui, tưng bừng, náo nhiệt được tác giả gợi tả qua một loạt động từ, tính từ, danh từ ghép: “nô nức, yến anh, chị em, dập dìu, tài tử, giai nhân, như nước, như nêm…”. Trên các nẻo đường “gần xa” nơi thôn quê thanh tĩnh, những dòng người nô nức trẩy hội. Có biết bao “yến anh” đi du xuân trong niềm vui “nô nức”, hồ hỏi, giục giã. Còn kia nữa bao “tài tử”, “giai nhân” cũng “dập dìu” vai sánh vai, chân nối chân nhịp bước, tươi trẻ và rạo rực. Có cảm tương trước mắt ta như đang diễn ra một lễ hội không khí vô cùng đông vui, nhộn nhịp. Không gian bừng sáng, rực rỡ bởi sắc của trời xuân, của “áo quần” đẹp đẽ, tươi mới. Những con đường ngựa xe tấp nập, cuồn cuộn “như nước”, dòng người nghìn nghịt đan vào nhau như nêm. Các từ ngữ “nô nức, dập dìu”, các ẩn dụ, so sánh (như nước, như nêm) đã gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt; đông vui đang diễn ra khắp mọi miền đất nước, cảnh vật trong sáng, thanh khiết, con người trẻ trung, xinh đẹp, sang trọng và phong lưu:

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Trong những tài tử, giai nhân dập dìu ấy có ba chị em Thuý Kiều. Hoà trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của lễ hội, họ cùng “sắm sửa bộ hành chơi xuân”. Câu thơ mới đọc qua tưởng như chỉ là một lời thông báo về sự góp vui của chị em Kiều trong dòng người trẩy hội. Nhưng sâu xa hơn, đằng sau câu thơ ẩn chứa bao nỗi niềm chờ mong, trông đợi, ngày lễ tảo mộ, ngày hội đạp thanh để du xuân, để hoà mình trong không khí của ngày xuân, của lễ hội. Trong câu thơ của Nguyễn Du, người đọc luôn cảm nhận được cái náo nức của cảnh vật và sự rạo rực, đầy sức sống của con ngươi. Ai đã từng hoà mình trong không khí của tiết Thanh minh, của lễ hội chùa Hương, hội Lim… mối cảm nhận hết được cái đẹp, cái vui, cái tưng bừng, tươi trẻ mà Nguyễn Du miêu tả.

Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Với Nguyễn Du – bậc thầy về ngôn ngữ thi ca – lại càng đúng. Các danh từ: “yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe” hay tính từ, động từ “nô nức, dập dìu, sắm sửa” hoàn toàn là các từ ghép được thi hào sử dụng chọn lọc tinh tế, làm sống lại cái không khí đông vui, rộn ràng của mùa xuân, một nét đẹp trong nền văn hoá cổ truyền (lễ hội) của dân tộc ta và nếp sống phong lưu của chị em Kiều trong không khí ấy, họ vừa du xuân vừa tham gia vào những nghi lễ không thể thiếu trong ngày tảo mộ.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Đời sống tâm linh, phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ (đốt giấy tiền và vàng vó gửi cho người đã khuất) được Nguyễn Du nói đến nhiều cảm thông, chia sẻ. Cõi âm và cõi dương, ngưòi đang sống và kẻ đã khuất, quá khứ và hiện tại như cùng hiện trên những gò đống “ngổn ngang” trong lễ tảo mộ. Chỉ một câu thơ nhưng Nguyễn Du đã nói được cái tâm thánh thiện, niềm tin chất phác mà đầy ắp nghĩa tình của người dân đất Việt. Họ vẫn tin rằng, khi một người rời khỏi cõi dương gian họ sẽ đến một thế giới khác, vẫn tiếp tục cuộc sống của mình và liên hệ với người còn sống. Và những nén nhang thơm, tờ tiền giấy sẽ sưởi ấm linh hồn họ. Trong nén nhang, tất cả mọi người, trong đó có ba chị em Thuý Kiều không chỉ nguyện cầu cho những linh hồn đã khuất được siêu thoát, được bình an mà họ còn gửi gắm niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, yên bình chốn dương gian.

Có thể sau hai trăm năm, ý nghĩ của mỗi chúng ta có ít nhiều đổi thay trước cảnh “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay” nhưng giá trị nhân bản của £hơ Nguyễn Du vẫn làm ta xúc động. Câu thơ của Nguyễn Du trở nên bất hủ không chỉ vì cái đẹp của ngôn từ đắc địa mà còn có chiều sâu của tâm linh con người. Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả đã gợi lại một cách sinh động không khí lễ hội cổ truyền của dân tộc trong tiết xuân tươi mối, ấm áp, thanh bình.

Xem thêm Thuật ngữ sách giáo khoa ngữ văn lớp

9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 86)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ sáu câu thơ cuối của đoạn trích. Đoạn thơ này trực tiếp miêu tả về những nhân vật nào? cảnh vật và con người được tác giả gợi tả bằng nhũng chi tiết gì? Chú ý các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Đứng trước cảnh tượng này, chúng ta thường có cảm xúc, suy nghĩ gì?

b. Gơi ý trả lời

Như một quy luật, hội vui cũng có lúc tàn. Lễ tảo mộ, hội du xuân khép lại khi chiều buông xuống: “Tà tà bóng ngả về tây”. Câu thơ không chỉ tả cảnh mặt tròi đã lặn mà nó là tiếng chuông báo hiệu ngày đã tàn, cuộc vui đã kểt thúc. Nhịp thơ chậm rãi và như chùng hẳn xuống vối 10 thanh bằng trong hai câu thơ lục bát (14 từ), cảnh vui kết thúc, chị em Kiều ra về trong trời chiều nhạt bóng hỏi sao không khỏi thơ thẩn buồn. Cử chỉ, nhịp chân chậm hơn, chỉ bưốc dần như níu kéo một điều gì đó. Một cái nhìn man mác bâng khuâng “lần xem” cảnh vật. Nhưng tất cả đều nhỏ bé, đơn sơ. Không còn những con đường tấp nập dòng ngươi đi trẩy hội, rực rõ sắc màu, ngựa xe tấp nập nữa. Chỉ còn là một “ngọn tiểu khê”, một “nhịp cầu nho nhỏ” bắc ngang cuối ghềnh, cả một không gian êm đềm, vắng lặng và trĩu nặng tâm tư của con người nên phong cảnh cũng thanh thanh, dòng nước “nao nao” buồn. Tâm tình của chị em Kiều như cũng dịu lại trong bóng tà dương, như đang chờ đợi một cái gì sẽ đến, sẽ tìm thấy; Các từ láy tượng hình “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” được Nguyễn Du sử dụng hết sức tài tình, gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự rung động của tâm hồn giai nhân khi đã tàn, hội vui đã ^ dứt. Nỗi niềm man mác, bâng khuâng thấm sâu vào cảnh vật và lan toả trong tâm hồn giai nhân đa sầu, đa cảm.

Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng nhưng rất sông động, gần gũi, thân quen đốì vối mỗi ngưòi dân Việt Nam; không cỏ gì xa lạ, một dòng tiểu khê, dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh hay dòng nước uốn lượn chính là cảnh nơi thôn quê, đất nước mình. Trong vần thơ bác học, tài hoa của Nguyễn Du, hồn dân tộc vẫn thấm đẫm, lan toả làm nên những câu thơ tuyệt bút.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 87)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Thiên nhiên trong đoạn trích được miêu tả vào thòi khắc nào? Gồm những chi tiết và hình ảnh gì? Để gợi lên một bức tranh thiên nhiên như thế nhà thơ đã phải sử dụng bút pháp và thủ pháp nghệ thuật gì? Hãy tìm những từ láy, hình ảnh ẩn dụ, so sánh để làm rõ cách sử dụng ngôn từ sắc sảo của tác giả.

Gợi ý trả lời

Đoạn thơ cảnh xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ và bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. Khung cảnh mùa xuân được mở ra với cánh én đưa thoi; khí xuân tươi sáng và màu sắc hài hoà, tươi trẻ của thảm cỏ xanh, cành lê lác đác nở hoa trắng. Chỉ với bốn chi tiết rất nhỏ, điểm xuyết trong không gian bao la của mùa xuân, Nguyễn Du đã đưa người đọc đến một bức tranh xuân ngây ngất, say lòng ngưòi. Bút pháp vừa tả cụ thể, vừa gợi, thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ rất sáng tạo của Nguyễn Du. Một cành lê chỉ điểm những bông hoa trắng, một dòng nước uốn quanh, ngọn tiểu khê hay dịp cầu nho nhỏ là những tâm điểm của cảnh vật thu hút con mắt nhìn của người đọc.

Ngôn từ dưới ngòi bút của Nguyễn Du cũng trở nên sinh động và đầy sức gợi. Các từ láy xuất hiện với mật độ cao cộng với hình ảnh ẩn dụ, so sánh độc đáo đã tạo ra âm hưởng rất riêng của thơ Nguyễn Du. BỞI không cần nhiều ngôn từ, chỉ qua những từ ngữ khi tượng thanh, khi tượng hình cũng đủ vẽ nên bức tranh tâm trạng của con người. Cái “tấp nập”, “dập dìu” của dòng ngưòi hay chính là sức sống rạo rực đang trỗi dậy trong lòng tài tử giai nhân đến thời xuân sắc? vẻ “nao nao” của dòng nước hay chính là dòng tâm tư bâng khuâng, man mác trong lòng giai nhân đa sầu, đa cảm. Đoạn trích là một minh chứng cho nét bút tả cảnh, tả tình hết sức tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận