Các vấn đề chung khi dạy trẻ học các số đến 10 000 và 100 000 – toán lớp 3

Đang tải...

Các vấn đề chung khi dạy trẻ học các số đến 10 000 và 100 000 – toán lớp 3

 I. Nội dung

Phần này chiếm gần hết học kì II và gồm có hai mục lớn ở SKG Toán 3 là :

– Mục 4 : Các số đến 10 000 (40 tiết).

– Mục 5 : Các số đến 100 000 (30 tiết).

Ở đây trẻ phải học tám vấn đề sau :

1. Đọc, viết, so sánh, phân tích số có bốn (năm) chữ số. Số La Mã.

2. Cộng, trừ số có bốn (năm chữ số) trong phạm vi 10 000 (100 000).

3. Nhân, chia số có bốn (năm chữ số) với số có một chữ số trong phạm vi 10 000 (100 000).

4. Điểm ở giữa – Trung điểm.

Hình tròn – Tâm, đường kính, bán kính – Sử dụng com pa.

5. Diện tích của một hình, xăng-ti-mét vuông.

Diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.

6. Xem đồng hồ, xem lịch.

Tiền Việt Nam không quá 100 000 đồng.

7. Làm quen với thống kê số liệu.

8. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

II. Yêu cầu

Học xong 70 tiết của phần này, trẻ phải :

1. a) Biết đọc, viết, so sánh, phân tích các số có bốn (năm) chữ số.

b) Biết đọc, viết số La Mã không quá XXI (21).

2. Biết cộng, trừ số có bốn (năm) chữ số trong phạm vi 10 000 (100 000).

3. Biết nhân, chia số có bốn (năm) chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 10 000 (100 000).

4. a) Biết xác định điểm ở giữa (hai điểm) và trung điểm của đoạn thẳng.

b) Biết vẽ hình tròn bằng com pa. Nhận biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.

Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

a) Biết được số  ngày trong mỗi tháng và xem lịch tờ (*)

(*) Loại lịch mà mỗi tháng gồm một tờ. Thậm chí 2, 3 tháng hoặc cả năm nằm chung trong một tờ. Xin lưu ý bạn đọc :

Lớp 1 : Học xem lịch blốc (mỗi ngày bóc một tờ).

Lớp 2 : Học xem lịch tờ (lớp 3 chỉ ôn lại).

b) Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ bất kì chỗ nào trên mặt đồng hồ.

c) Nhận biết được tiền Việt Nam không quá 100 000 đồng. Biết tính tiền, đổi tiền, sử dụng tiền trong những trường hợp đơn giản.

7. a) Biết xác định số các số liệu trong một dãy số liệu và biết xác định số thứ tự của một số liệu nào đó.

b) Biết đọc một bảng thống kê số liệu đơn giản và xử lí các số liệu trong bảng (dạng đơn giản).

8. Giải được các bài toán hợp có hai phép tính (dạng đơn giản), trong đó có bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị.

III. Cách kiểm tra để biết trẻ đã đạt yêu cầu hay chưa

1. Yêu cầu 1 :

a) Khi PH đọc (viết) một ‘số không quá 100 000 thì trẻ viết (đọc) được. Chẳng hạn : “Chín mươi ba nghìn sáu trăm linh hai” (70 310) thì trẻ viết (đọc được) : 93 602 (“Bảy mươi nghìn ba trăm mười”).

b) Khi PH yêu cầu so sánh hai số không quá 100 000 thì trẻ so sánh được. Chẳng hạn :

47 685 ..?.. 36 532             (47 685 > 36 532)

8731 ..?.. 10 001                 (8731 < 10 001)

c) Khi PH hỏi thì trẻ lời được. Chẳng hạn :

– 8525 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? (8 nghìn, 5 trăm, 2 chục, 5 đơn vị)

– Số nào gồm 4 chục ngàn, 7 trăm, 9 đơn vị ? (40 709)

– Viết số 13 756 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị ? (13 756 = 10 000 + 3000 + 700 + 50 + 6)

d) Khi PH đọc (viết kiểu La Mã) một số (không quá 21) thì trẻ viết được thành số  La Mã (đọc được). Chẳng hạn :

– “Mười bốn” (trẻ viết XIV).

– VIII (trẻ đọc “Tám”).

2. Yêu cầu 2 :

Khi PH yêu cầu cộng, trừ hai số(*trong phạm vi 100 000 thì trẻ làm được.

(*) Có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp.

Chẳng hạn :

46 172 +  6543 = ?                      90 342 – 75 118 = ?

 

3. Yêu cầu 3 

Khi PH yêu cầu nhân, chia một số có không quá năm chữ số  với số có một chữ số (**) trong phạm vi 100 000 thì trẻ làm được.

(**) Với phép nhân thì có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp.

Chẳng hạn :

4. Yêu cầu 4 :

a) Đo độ dài AB (chẳng hạn được 6cm).Cho ba điểm thẳng hàng, trẻ xác định được điểm nào ở giữa hai điểm nào (chẳng hạn N ở giữa hai điểm A và C).

b) Cho trước một đoạn thẳng (chẳng hạn AB) thì trẻ biết cách xác định trung điểm M của đoạn thẳng đó, bằng cách :

– Đo độ dài AB ( chẳng hạn được 6cm).

– Chia độ dài đó cho 2 (được 3cm).

– Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm.

c) Khi PH yêu cầu vẽ hình tròn có tâm o và bán kính, chẳng hạn, là 2cm thì trẻ vẽ được bằng compa.

d) Trẻ vẽ được bán kính và đường kính của hình tròn nói trên khi PH yêu cầu.

 5. Yêu cầu 5 

a) Khi PH hỏi thì trẻ trả lời được :

– Người ta có thể đo diện tích bằng đơn vị nào ? (Xăng-ti- mét vuông).

– Xăng-ti-mét vuông là gì ? (Diện tích hình vuông có cạnh dài lcm).

– Xăng-ti-mét vuông viết tắt thế nào ? [cm2 (cờ-mờ-2 nhỏ cao)].

b) Khi PH đọc (viết) số đo diện tích theo đơn vị cm2 chẳng hạn “Tám xăng-ti-mét vuông” (6cm2) thì trẻ viết (đọc) được 8 cm2 (“Sáu xăng-ti-mét vuông”).

c) Khi PH yêu cầu tính diện tích hình chữ nhật (hình vuông theo chiều dài, chiều rộng (độ dài cạnh) thì trẻ tính được.

6. Yêu cầu 6 :

a) Khi PH hỏi một tháng chẳng hạn tháng 10 (4, 2) có bao nhiêu ngày thì trẻ nói được : Có 31 (30, 28 hoặc 29) ngày .

b) Khi PH quay hai kim đồng hồ (trong bộ đồ dùng học Toán 3 đến bất cứ vị trí nào thì trẻ cũng nói giờ được. Ngược lại, kh PH yêu cầu quay kim đồng hồ chỉ, chẳng hạn 14 giờ 23 phút thì trẻ quay được.

c) Khi PH đưa cho trẻ một tờ (hoặc đồng) bạc không quá 100 oo thì trẻ nói được mệnh giá. Khi PH yêu cầu đổi ra tiền lẻ chẳng hạn 10 000 đồng, thì trẻ đổi được : 10 tờ (đồng) 1000 hoặc 5 tờ (đồng) 2000 hoặc 2 tờ (đồng) 5000; hoặc 1 tờ 5000 và 2 tờ 2000 và 1 tờ 1000…

7. Yêu cầu 7 

a) Cho một dãy số liệu, chẳng hạn, chiều cao của mọi người trong nhà : 172cm, 127cm, 165cm, 148cm và hỏi thì trẻ trả lời được :

– Dãy số liệu trên có mấy số ? (4 số)

– Số thứ ba là mấy ? (165cm)

– Số nào lớn nhất (bé nhất) ? [172cm, (127cm)]

b) Cho một bảng thống kê, khi nghe PH hỏi thì trẻ nêu và xử lí được các thông tin đơn giản trong bảng.

Lớp 3A có bao nhiêu HS giỏi ? (10)

Lớp nào có 12 HS trung bình ? (3D)

Lớp 3B có tất cả bao nhiêu HS ? (7 + 20 +  11 = 38)

Cả bốn lớp có bao nhiêu HS khá (15 + 20 + 22   +    21 = 78)

Lớp nào có nhiều HS giỏi nhất ? (3A)

Lớp nào có ít HS giỏi nhất ? (3B)

Lớp nào có số HS trung bình bằng nhau ? (3B và  3C)

v.v…

8. Yêu cầu 8 :

Khi PH yêu cầu giải hai bài toán có dạng sau thì trẻ giải được :

a) Một người đi bộ trong 6 phút được 480m. Hỏi trong 9 phút người đó đi được bao nhiêu mét (quãng đường đi được trong mỗi phút đều như nhau) ?

b) Có 42 cái li được xếp đều vào 7 hộp. Hỏi có 4572 cái li cùng loại thì xếp được vào bao nhiêu hộp ?

Loại toán a, b là loại toán liên quan đến việc rút về đơn vị giải bằng hai phép chia, nhân (hai phép chia).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận