Các phương châm hội thoại ( tiếp ) sách giáo khoa Ngữ văn 9

Đang tải...

Các phương châm hội thoại tiếp theo

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được:

  • Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
  • Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói cần phải nắm được đặc điểm của tình huông giao tiếp. Tình huống giao tiếp bao gồm: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Ví dụ:

Năm giặc đổi làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

(Bằng Việt)

 

Mặc dù xóm làng bị giặc đốt phá cháy tàn cháy rụi, hai bà cháu ở trong túp lều tranh trên đống tro tàn, nhưng ngươi bà vẫn dặn người cháu:

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Lời của người bà phù hợp với tình huống giao tiếp. Bởi đây là bức thư của người con viết cho bố đang ngoài mặt trận để thống báo tình hình gia đình, và cũng bởi bố đang chiến đấu, không nên để bố lo lắng về việc nhà.

Đọc truyện cười Chào hỏi dẫn trong SGK, trang 36 và trả lồi câu hỏi:

  • Nhân vật chàng rể trong truyện cười Chào hỏi đã không tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Bởi chàng đã áp dụng một cách máy móc lời dặn của vợ. Chính vì thế lời chào của anh ta với một ngưòi đang đốn cành trên một cây cao là không phù hợp với tình huống giao tiếp.
  • Qua đó, có thể rút ra bài học: Trong giao tiếp, cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giâo tiếp.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Ngưòi nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp; ví dụ:

Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:

  • Xin làm ơn cho tôi biết từ Ma-đơ-rít đến Mê-xi-cô bay hết bao lâu?

Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó liền đáp:

  • Một phút nhé!
  • Xin cảm ơn. Bà già đáp và đi ra.

(Truyện cưòi Tây Ban Nha)

Nhân viên bán vé do vô ý mà trả lời Một phút nhé! với ý là hãy đợi một phút rồi sẽ trả lời, nhưng bà lão đã thoả mãn.

  • Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

Ví dụ:

Mình nói với ta mình chửa có chồng,

Để ta mang cốm mang hồng sang sêu.

Ta sang mình đã lấy chồng,

Để cốm ta mốc, để hồng long tai.

Ngỡ là long một long hai.

Ai ngờ long một trăm hai quả hồng.

(Ca dao)

  • Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Ví dụ:

LỢN CƯỚI ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

  • Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

  • Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo Truyện cười Việt Nam)

Rõ ràng, câu hỏi và câu trả lời của anh có lợn cưới và anh có áo mới đã vi phạm phương châm về chất, nhằm gây sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý khác: khoe của.

1. Trong các ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm hội thoại, thì hầu hết các tình huống đều không tuân thủ phương châm hội thoại, riêng chỉ có tình huống trong bài học về pỉiương châm lịch sự Người ăn xin là tuân thủ phương châm đó.

2. Đọc đoạn đối thoại dẫn trong SGK, trang 37 và trả lòi câu hỏi.

An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?

Ba: Đâu khoảng đầu thế kỉ XX.

Rõ ràng câu trả lời của Ba không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin như An mong muốn và như vậy đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng. Vì điều mà An quan tâm là năm cụ thể chế tạo chiếc máy bay đầu tiên, trong khi đó câu trả lời của Ba lại là đầu thế kỉ XX, không rõ năm cụ thể. Nhưng câu trả lời của Ba vẫn đảm bảo phương châm về chất, tức là không nói những điều mà mình không chắc là xác thực.

3. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân thì phương châm hội thoại về chất có thể không được tuân thủ. Bác sĩ không thể nói thật về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà thay vào đó có thể động viên bệnh nhân nên cố gắng vượt qua. Vì nếu bác sĩ nói thật, bệnh nhân nản lòng, ý chí đấu tranh với bệnh tật sẽ không còn.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cần phải nói dối, bởi không phải trường hợp nói dối nào cũng đáng chê trách. Trong những trường hợp như thế, nói dối sẽ giúp cho cuộc đối thoại được diễn ra tốt đẹp hơn.

4. Khi nói Tiền bạc chỉ là tiền bạc thì câu nói này đã không tuân thủ phương châm về lượng, bởi nó không cung cấp thêm thông tin gì mới. Nhưng, nếu xét về nghĩa hàm ẩn thì câu này vẫn có nội dung và vẫn đảm bảo thông tin về lượng. Câu này được nói ra khi người nói muốn nhắc nhở người nghe không nên chạy theo đồng tiền mà quên đi những thứ khác quan trọng hơn, bởi tiền chỉ là phương tiện đế sinh sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.

Xem thêm Xưng hô trong hội thoại ngữ văn lớp 9

tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Đọc mẩu chuyện dẫn trong SGK, trang 38.
  • Câu trả lồi của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.

Để làm bài tập này, các em cần đọc kĩ mẩu chuyện và xem một cậu bé năm tuổi có thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, nhờ đó mà tìm được quả bóng hay không? Trên cơ sở đó, các em sẽ phân tích được câu trả lời của ông bố.

Câu trả lời của người bố trong tình huống này: Quả bóng nằm dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa đã không tuân thủ phương châm về cách thức. Bởi với cậu bé năm tuổi thì chưa thể đọc được chữ nên nó sẽ không nhận biết được cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao.

  1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:
  • Thái độ và lòi nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp?
  • Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

Thái độ và lòi nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự bởi không thích hợp với tình huống giao tiếp. Theo nghi thức giao tiếp, thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào chủ nhà, sau đó mối đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề, và những lòi lẽ đó là không có căn cứ, không chính đáng.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận