Bồi dưỡng toán lớp 5: Dạng 3: Các phép tính về số thập phân. Các bài toán điển hình(Phần 4)

Đang tải...

A.Các bài toán điển hình(Phần 4)

Bài 22.

a) Số 32,708 sẽ là bao nhiêu nếu ta dịch chuyển dấu phẩy sang bên phải 2 chữ số? 3 chữ số? 4 chữ số?

b) Một người đi xe đạp, trong 2 giờ đầu mỗi giờ đi được 12,4km; trong 3 giờ tiếp theo mỗi giờ đi được 10,57km. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet ?

Hướng dẫn

a) Khi dịch chuyển dấu phẩy sang bên phải 2, 3, 4 chữ số tức là ta đã nhân số đó với 100, 1000, 10 000. Từ đó có kết quả.

b) Cần biết trong 2 giờ di được bao nhiêu kilômet và trong 3 giờ tiếp theo đi được bao nhiêu kilômet, từ đó suy ra quãng đường đi được trong 5 giờ.

Bài 23. Trong các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5 :

a) Tìm X để có 3,5 x X < 14.

b) Tìm X để có 3,5 x X > 14.

Hướng dẫn

Phải thay X lần lượt bằng 1, 2, 3, 4, 5 và nhân với số thập phân 3,5 rồi so sánh, kết luận.

Bài 24*. Tính nhanh :

a) A=\frac{\left(2003+2004+2005\right)\times\left(2,5-2-0,5\right)}{3,17+4,28-5,39}  

b) B = 5,15 + 5,35 + 5,55 + … + 6,55 + 6,75 + 6,95.

Hướng dẫn

a) Chú ý đến thừa số thứ hai : 2,5 – 2 – 0,5 = 0.

b) Ta thấy, trong dãy số đã cho hai số hạng liền nhau hơn kém nhau 0,2; chẳng hạn : 5,35 – 5,15 = 0,2;                 5,55 – 5,35 = 0,2 ; … Mặt khác từng cặp số 5,15 và 6,95 (số đầu và số cuối) có tổng là 5,15 + 6,95 = 12,1.

Bài 26.            Cho       a = 2,58; b = 4,9

                                     a = 5,05; b = 3,8-

           Tính a x b và b x a rồi nêu nhận xét.

Hướng dẫn

Đây là tính chất giao hoán của phép nhân : Khi đổi chỗ các thừa số của một tích thì tích không thay đổi. Làm theo yêu cầu của đề bài.

Bài 27. Làm miệng các phép tính sau :

         a) 679,8 X 0,1;                                              36,8 X 0,1;

         b) 807,14 X 0,01;                                          96,18 X 0,01;

         c) 762,52 X 0,001;                                        25,24 X 0,001;

Hướng dẫn

Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.

Bài 28.

a) Viết các số sau dưới dạng số đo bằng kilômét vuông :

                       1000ha ;              135ha ;             32,5ha ;          4,3ha.

b) Viết thành tổng theo các hàng của số thập phân :

                       92,46 ;                 78,65 ;               135,39 ;          0,892.

Hướng dẫn

a) Ta đã biết 1km2 = 1 000 000m^{2}  và 1ha = 10 000m^{2}  . Từ đó giải quyết yêu cầu đề bài.

b) Để làm câu b, chẳng hạn với số thập phân 37,56; sẽ có : 

37,56 = 3 x 10 + 7 + 5 x 0,1 + 6 x 0,01.

Bài 29.

a) Số 507,67 sẽ là số nào nếu dịch chuyển dấu phẩy sang bên trái 1 chữ số , 2 chữ số, 3 chữ số ?

b) Cho a = 4,7; b = 2,5; c = 1,3. Tính (a x b) x c và a x (b x c) rồi nêu nhận xét.

Hướng dẫn

a) Khi dịch chuyển dấu phẩy sang bên trái 1, 2, 3 chữ số tức là nhân số đó với 0,1; 0,01; 0,001.

b) Đây là tính chất kết hợp của phép nhân : Muôn nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại. Từ đó làm theo yêu cầu của đề bài.

Bài 30.

a) Tính nhanh :

               8,3 x 5,7 + 8,3 x 4,3;                             142,7x 0,75 – 42,7x 0,75 ;

               6,8 x 0,35 + 0,35 x 3,2 ;                         8,62 x 3,2 x 4 – 7,62 x 12,8.

b) Tính bằng hai cách :

               (6,25 + 3,75) X 4,2                               ; (9,6 – 4,2) X 3,6.

Hướng dẫn

a) Đưa các dấy tính đã cho về dạng (a + b) x c hoặc (a – b) x c.

b) Cách 1 có thể là làm tính trong ngoặc trước rồi nhân sau, cách 2 là nhân trước cộng, trừ sau.

GIẢI

Bài 22

a) Số 32,708 dịch chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số là số 3270,8

Số 32,708 dịch chuyển dấu phẩy sang phải 3 chữ số là số 32 708

Số 32,708 dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số là số 327 080

b) Trong 2 giờ người đi xe đạp đi được :

                           12,4 X 2 = 24,8 (km)

Trong 3 giờ tiếp theo người đi xe đạp đi được :

                          10,57 X 3 = 31,71 (km)

Trong 5 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường :

                          24,8 + 31,71 = 56,51 (km).

Bài 23

a) Với X = 1, ta có 3,5 x 1 = 3,5 < 14

Với X = 2, ta có 3,5 x 2 = 7 < 14

Với X = 3, ta có 3,5 x 3 = 10,5 < 14.

b) Với X = 4, ta có 3,5 x 4 = 14,0 = 14 (loại)

Với X = 5, ta có 3,5 x 5 = 17,5 > 14.

Xem thêm:  Dạng 3: Các phép tính về số thập phân. Các bài toán điển hình(Phần 3)

Bài 24*

a)Nhận thấy: 2,5 – 2 – 0,5 = o. Do đó biểu thức A có dạng \frac{M\times0}{N}   mà M x 0 = 0 và \frac{0}{N}  = 0. Vậy A=0

b) Dãy tính B có đặc điểm là hai số liền nhau hơn kém nhau là 0,2; chẳng hạn : 5,35 – 5,15 = 0,2; 6,95 – 6,75 = 0,2. Do đó điền đủ các số hạng của B ta được :

5,15 + 5,35 + 5,55 + 5,75 + 5,95 + 6,15 + 6,35+ 6,55 + 6,75 + 6,95.

Cả thảy có 10 số hạng và nhận thấy :

                    5,15 + 6,95 = 5,35 + 6,75 = … = 12,3

Cả thảy có 5 cặp số như thế, nên ;

                    B = 12,1 X 5 = 60,5.

Bài 26

a x b = 2,58 x 4,9 = 12,642;                            b x a = 4,9 x 2,58 = 12,642;

a X b = 5,05 X 3,8 = 19,190;                          b x a = 3,8 x 5,05 = 19,190.

Nhận xét : Có hai số thập phân a và b thì a x b luôn bằng b x a.

Bài 27.

a) 679,8 X 0,1 = 67,98 ;                    36,8 X 0,1 = 0,68;                            7.6 X 0,1 = 0,76.

b) 807,14 X 0,01 = 8,0714;              96,18 X 0,01 = 0,9618;                     5.6 X 0,01 = 0,056.

c) 762,52 X 0,001 = 0,76252 ;         25,24 X 0,001 = 0,02524;                 32,7 X 0,001 = 0,0327.

Bài 28

a) 1000ha = 10km2 ; 135ha = l,35km^{2}  ;

    32,5ha = 0,325km^{2}  ;                                   4,3ha = 0,043km^{2}  .

b) 92,46 = 9 x 10 + 2 + 4 x 0,1 + 6 x 0,01

    78,65 = 7x 10 + 8 + 6 x 0,1 + 5 x 0,01

    135,39 = 1 X 100 + 3 X 10 + 5 + 3 X 0,1 + 9 X 0,01

    0,892 = 8 X 0,1 + 9 X 0,01 + 2 X 0,001.

Bài 29.

a) Số 507,67 nếu dịch dấu phẩy sang bên trái một chữ số sẽ có số 50.767.

    Số 507,67 nếu dịch dấu phẩy sang bên trái hai chữ sô’ sẽ có số 5.0767.

    Số 507,67 nếu dịch dấu phẩy sang bên trái ba chữ số sẽ có số 0,50767.

b)  (a x b) x c = (4,7 x 2,5) x 1,3 = 11,75 x 1,3 = 15,275 a x (b x c) = 4,7 x (2,5 x 1,3) = 4,7 x 3,2

                     = 15,275.

Nhận xét: Tích (a X b) X c luôn bằng tích a X (b X c).

Bài 30.

a) 8,3 X 5,7 + 8,3 X 4,3 = 8,3 X (5,7 + 4,3) = 8,3 X 10 = 83

    142,7 X 0,75 – 42,7 X 0,75 = 0,75 X (142,7 – 42,7) = 0,75 X 100 = 75

    6,8 X 0,35 + 0,35 X 3,2 = 0,35 X (6,8 + 3,2) = ,0,35 X 10 = 3,5

     8,62 X 3,2 X 4 – 7,62 X 12,8 = 8,62 X 12,8 – 7,62 X 12,8

                                                  = 12,8 X (8,62 – 7,62) = 12,8 X 1 = 12,8.

b) Cách 1 : (6,25 + 3,75) X 4,2 = 10 X 4,2 = 42

                   (9,6 – 4,2) X 3,6 = 5,4 X 3,6 = 19,44.

Cách 2 : (6,25 + 3,75) X 4,2 = 6,25 X 4,2 + 3,75 X 4,2

                                             = 26,250 + 15,750 = 42

              (9,6 – 4,2) X 3,6 = 9,6 X 3,6 – 4,2 X 3,6

                                       = 34,56 – 15,12 = 19,44.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận