Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Tư liệu Ngữ Văn 7

Đang tải...

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

BÀI 6

BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA

(Thiên Trường vãn vọng)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muốn vãn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: mấy nhà dân quây quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu : một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chân trâu, không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, cò là là không tiếng. Một bức tranh thuỷ mặc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền.

Tạm gác phía thiền cảm. Hãy dừng ở thế tục, ở cảm quan hiện thực. Nói gì một cảnh như vậy ? Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hanh phúc.

Thôn hậu thôn tiền đạm tư yên

  Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Đạm tự yên là nhạt như khói. Khói gì ? Làn sương từ mặt đất dâng lên theo chiều xuống nơi nương dâu ruộng lúa đang lên xanh ? Hay là khói thổi cơm chiều ngây ngây mùi rơm rạ mà cũng là mùi cả nhà sum vầy chuẩn bị bữa cơm rau mắm nhưng ấm no sau một ngày nắng sương vất vả ? Tịch dương là chiều tà. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hẳn. Còn vương vấn đây đó trên đọt cau, mái rạ đôi mảng ánh vàng như một xác nhận của trời đất niềm hi vọng ấm lòng đã trở về với cuộc sống người dân sau bao cơn binh hoả. Mọi sự náo loạn, đốt phá, cướp bóc, giết chóc huỷ diệt dã man của giặc đã qua. Sương ấy là hơi cây cỏ, đất và nước đã nuôi lúa lên xanh, khói kia là khói quây quần sum họp… Cái tầm thường sau tai biến ngút ngàn trở thành quý báu gấp bội.

Vẫn còn cảnh tượng kì lạ này cực hiếm xưa nay :

Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Địch lí là “trong tiếng sáo”. Trong tiếng sáo trẻ chăn trâu, đàn trâu về chuồng hết. Có mặt một con trâu là bằng chứng không còn tên giặc nào. Trâu bò là thứ chứng thèm và hận số một, nay vậy mà xưa cũng không khác. Đây là đàn trâu no nê, chậm rãi về nhà. Trên lưng lại vắt vẻo mấy chú trẻ con nghêu ngao tiếng sáo tiễn ngày, nâng nhịp cho trâu từ tốn, nhịp nhàng, ung dung, thư thả, da đen lánh, bụng căng tròn, từng bước về làng. Có ai ngờ : trâu đi trong tiếng nhạc… chữ nghĩa đích vậy. Một cảm nhận kì lạ, một nỗi reo mừng của ý thơ. Đâu chỉ là kể chuyện, tả cảnh. Đã là một bừng sáng thăng hoa của tâm thức, một thần ý, một xúc động tinh vi đến độ tột cao. Chao ôi ! Mới ngày nào, giặc giày xéo non sông, xóm làng – nó đóng ngay trong làng và bắt nhân dân cung phụng. Có cái gì là của cải mà chúng không cướp. Trâu bò chúng thèm và hận số một. Bởi trâu bò là sức kéo, con trâu là đầu cơ nghiệp, có trâu mới có cày bừa, sản xuất, mới có cái sông. Nay trầu mới trở lại với dân, mới được giải phóng cùng với dân. Làm sao không có ca nhạc nổi lên ca ngợi ? Vui thanh bình cả đất trời, cả đất nước, cả con trâu.

Còn một niềm vui khác, thanh tao hơn cũng trở lại theo :

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Bạch lộ là “cò trắng”. Lúa đang lên xanh, chân ruộng xắp nước, cò rủ nhau xuống ruộng kiếm ăn. Một nét vui đồng ruộng nhưng được nhân mạnh, tách riêng từng đôi. Dường như giấu trong đó một niềm vui hạnh phúc tình yêu, hoặc cao hơn, một nét sinh sôi của sư sông. Từng đôi có trống có mái chứ không tán loạn, tan tác như thời còn giặc, cả một cảnh êm ả như dàn ra, bao bọc cho những lứa đôi này : cò trắng, lúa xanh, cá tôm. Chuẩn bị sẵn sàng, kín đáo cho no ấm và cho hanh phúc sinh sôi. Một hình ảnh giản dị, đơn sơ mà sức ẩn ngụ thật đầy lòng thương, xứng với tầm tạo hoá.

Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao, kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay, không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà là âm vang của cả non sông, đất nước hồi sinh sau khi sạch bóng quân thù – một quân thù khét tiêng, đến đâu là ở đó cỏ cũng không còn mọc nữa.

Một người dân thường nhìn ra cảnh này vào thời buổi lịch sử hào hùng ấy với một nôi hạnh phúc thanh bình tràn ngập cũng đã lạ. Ở đây lại là trong tầm mắt và tầm nghĩ, điệu xúc động của một ông vua thi sĩ. Ông vua ấy — Trần Nhân Tông – đúng là đã tự thân lăn lộn trong dân, cùng nhân dân vào sinh ra tử gian khổ biết chừng nào mới đánh đuổi được quân giặc, giành lại được cho đất nước, cho dân cảnh sống thanh bình này. Trong xúc cảm sâu xa nhất của Người là một sợi khói trên mái rạ lúc chiều buông, một ánh chiều còn nhuộm vàng đọt cau, tán đa, một cánh cò bình yên trên ruộng ; thậm chí, bất ngờ nhất, một bước chân trâu ung dung, no nê, chậm rãi lắng nghe tiếng sáo véo von của trẻ mục đồng, từng bước chắc nịch trở về làng cũng reo vui sâu xa tận trong lòng ông : “Ớ đất nước này, vừa qua, đúng là để có được một bước chân trâu đi thanh bình phải trả bằng bao nhiêu xương máu, xương máu dân, cả xương máu mình”.

Đúng là một ông vua thuở Lí Trần, vua còn gần gũi với dân, chưa có sư xạ cách chín trùng mười lớp như về sau.

Bài thơ ngắn này không phải là thơ một khắc mà thơ của một thời đại, rất tiêu biểu cho một thời đại vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã đi qua hàng bao thế kỉ mà chẳng chút phai mòn sức mạnh rung cảm chinh phục lòng người.

(Theo Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

NGẮM ĐỒNG NỘI (Dã vọng)

Chiều hôm nhìn đồng nội

Nương tựa biết nhờ ai ?

Cây cối, vào thu biếc

Núi non, bóng chiều phai,

Người chăn đưa nghé lại

Ngựa vắt xâu chim dải

Cùng ngoái, không thân thích

Rau vi, hát một bài !

(Vương Tích(1), Ngô Văn Phú dịch, trong Thơ Đường ở Việt Nam,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001)

– Gợi dẫn

Hãy phân tích những điểm tương đồng giữa bài thơ của Vương Tích và bài thơ của Trần Nhân Tông.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận