Bài ca Côn Sơn – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

BÀI CA CÔN SƠN

(Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)

I – GỢI DẪN

  1. Tác giả :

Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nhiều quan đại thần (trong đó có Nguyễn Phi Khanh) bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, muốn đi theo cha để phụng dưỡng. Nghe lời cha khuyên nhủ, Nguyễn Trãi đã ở lại, sau đó gia nhập nghĩa quân Lam Sơn để đền nợ nước, trả thù nhà.

Trong đoàn quân của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trở thành một vị quân sư kiệt xuất. Ông còn dùng ngòi bút của mình để lung lạc ý chí chiến đấu của kẻ thù. Những bức thư của ông trong Quân trung từ mệnh tập từng khiến cho Vương Thông cùng đám quân sĩ của hắn mất tinh thần để rồi cuối cùng phải quy hàng, chấm dứt hai mươi năm đô hộ nước ta.

Khi đất nước thái bình thì Nguyễn Trãi lại gặp hoạ. Với bản tính trung thực, thẳng thắn, ông bị bọn quan lại nịnh thần ghen ghét. Nhân cái chết của nhà vua, chúng đã ghép ông vào tội giết vua khiến ông phải chịu cái chết rất thảm khốc vào năm 1442. Hơn hai mươi năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông.

  1. Tác phẩm :

Những tác phẩm văn chương của Nguyễn Trãi còn lại với chúng ta ngày nay rất phong phú : ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,… đặc biệt là Bình Ngô đại cáo – một áng thiên cổ hùng văn, bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của nước ta (sau bài Nam quốc sơn hà).

Bài Côn Sơn ca có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương).

Đoạn thơ trong sách giáo khoa được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.

Trong đoạn trích có hai nội dung cần chú ý :

–        Cảnh đẹp của Côn Sơn.

–        Tâm hồn, trạng thái ung dung, thanh thản của nhà thơ.

Hai nội dung này không tách rời nhau mà trái lại, được gắn kết hài hoà, tinh tế. Cứ một câu sầu (câu lục) tả cảnh lại đi với một câu tấm (câu bát) tả tình, cảnh rất đỗi thanh bình, êm ả, bên cạnh đó có cái tình nhẹ nhàng, thơ thới của một tâm hồn khoáng đạt, thanh cao. cảnh và tình hoà quyện vào nhau, cùng tôn nhau lên : sự trong sáng của cảnh làm cho tình thêm mượt mà, tươi tắn, bên cạnh đó tình cũng làm cho cảnh thêm huyền bí sâu xa,

  1. Cách đọc :

Khi đọc, cần chú ý tới đặc điểm trên. Cụ thể :

–        Câu sáu tả cảnh cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng, trong sáng. Câu tấm tả tình cần thể hiện bằng giọng điệu diễn cảm hơn : đọc chậm, truyền cảm, diễn tả được tâm trạng xao xuyến của nhà thơ trước cảnh vật.

–        Chú ý nhịp điệu của các câu thơ :

+ Các câu sáu có nhịp 2/4.

+ Các câu tám chủ yếu theo nhịp 4/4, trừ câu thứ hai “Ta nghe / như tiếng đàn cầm bên tai” được viết theo nhịp 2/6.

Với nhịp điệu như vậy cần đọc chậm, thong thả, rõ làng, chú ý ngắt đúng nhịp để tăng sức diễn cảm.

–        Về thanh điệu, cần chú ý :

+ Các tiếng thứ tư (cả câu sáu và câu tám) đều là thanh trắc, sau đó là thanh bằng. Cách bố trí thanh điệu như vậy khiến cho ở giữa các câu thơ, giọng điệu có xu hướng cao lên rồi lại hạ thấp xuống, tạo ra một âm điệu trầm bổng, du dương. Khi đọc phải chú ý lên cao giọng ở giữa câu và hạ thấp dần ở cuối câu.

Đoạn thơ được dịch theo thể lục bát, nhịp thơ đều đặn (2/2/2… hoặc 4/4), do đó cần đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý những cụm từ có từ “ta” : ta ngồi trên đả, ta ngâm thơ nhàn,…

  1. Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng :

–        Biện pháp so sánh : “suối chảy… như tiếng đàn cầm” ; “đá rêu phơi… như đệm êm” : vẻ đẹp của Côn Sơn được tô đậm thêm qua những âm thanh, màu sắc thanh bình, yên ả.

–        Cách sử dụng động từ linh hoạt {nghe, ngồi, lên, nằm, ngâm) giúp bạn đọc hình dung một cuốn phim quay chậm về tác giả, một nhà thơ tâm hồn phóng khoáng, dáng điệu khoan thai đang dạo bước, lắng nghe, nằm ngâm thơ vịnh cảnh giữa thiên nhiên thi vị, tình tứ.

  1. Đại ý :

Đoạn thơ cho thấy sự giao hoà giữa con người và thiên nhiên, đồng thời đó cũng là sự thể hiện nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của tác giả.

  1. Phiên âm :

Côn Sơn hữu tuyền, kì thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền.

Côn Sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi đạm tịch.

Nham trung hữu tùng, vạn lí thuý đồng đồng, ngô ư thị hồ yên tức kì trung.

Lâm trung hữu trúc, thiên mẫu ấn hàn luc, ngô ư ngâm tiến kì trắc.

(Theo Văn 10— phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1996, tr. 116)

Đoạn thơ tả cảnh Côn Sơn, một vùng núi non rộng rãi, khoáng đạt và rất giàu chất thơ, nơi Nguyễn Trãi từng lui về ở ẩn những năm cuối đời.

Là một nhà thơ cổ điển uyên bác, từng viết rất nhiều thơ chữ Hán (Cân Sơn ca cũng là một bài thơ chữ Hán) nhưng khi tả phong cảnh đất nước, quê hương, Nguyễn Trãi đã thể hiện một phong cách thơ đậm chất dân tộc qua cách dùng hình ảnh và nhất là qua phong thái của một nhà nho đất Việt.

Bài thơ rất giản dị, dễ hiểu, không hề có một điển tích, điển cố như trong sáng tác của các tác giả đương thời. Mở đầu là hai câu thơ tả suối :

Côn Sơn suôi chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đần cầm bên tai

Đây là cõi thực hay là cõi mơ ? Đứng ngoài cửa rừng, nghe tiếng suối chảy là thực, đi sâu vào trong, tiếng suối hoà trong tiếng gió, tiếng lá vi vút nghe như tiếng đản cầm thì đã là mơ. Tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ đã bắt nhịp được với cung đàn huyền diệu của thiên nhiên để cùng ngân nga lên những giai điệu trầm bổng. Đây không thuần tuý là một phép so sánh mà là tiếng lòng của nhà thơ đã rung lên cùng tiếng đất trời.

Mới đọc có cảm giác hai câu thơ được phân chia rõ ràng : một câu tả cảnh, một câu tả tình nhưng thực ra khó có thể phân định được đâu là tình, đâu là cảnh nữa. Khi tâm hồn nhà thơ đã đồng điệu với thiên nhiên thì tình đã hoà trong cảnh còn cảnh đã thâm đẫm chất tình. Tình mang đến cho cảnh bao rung động xao xuyến, còn cảnh cũng khiến cho tình trở nên trong sáng vô cùng.

Hai câu thơ sau được viết giản dị đến bất ngờ :

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm.

Trong hai câu thơ đầu tác giả tả suối. Suối đù sao cũng là một đối tượng quen thuộc của thơ ca. Hai câu này lại tả đá, một sự vật có vẻ trần trụi, vô tri vô giác, khó gây được xúc cảm. Động tác của tác giả cũng thật bình dị, tự nhiên (ta ngồi trên đá), tựa như một bác tiều phu đang nghỉ ngơi sau khi kiếm củi mệt nhọc. Có khác chăng đó là một tảng đá rêu phơi và cảm giác của nhà thơ khi ngồi lên trên đó. Hai chữ rêu phơi trong bản dịch thật tài tình, đã làm biến đổi thần thái của hòn đá từ một sự vật vô tri vô giác trở thành nệm êm, một đồ vật quen thuộc, ấm cúng, gợi một không khí ấm áp gia đình.

Hai câu tiếp theo tác giả tả cảnh rừng thông :

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Chỉ cần một phép so sánh nhỏ (thông mọc như nêm), bạn đọc đã có thể hình dung cảnh rừng thông với những cây thông mọc dày đặc, chen chúc nhau, cảnh ấy lại khiến ta liên tưởng đến tiếng gió thông reo vi vu suốt đêm ngày, hoà cùng tiếng suối chảy rì rầm tạo nên một bản nhạc kì diệu. Giữa khung cảnh tươi tắn, trong tiếng nhạc rừng du dương ây thấp thoáng bóng dáng của một ẩn sĩ:

Tìm nơi bóng mất ta lên ta nằm.

Ta ngồi trên đá, ta lên, ta nằm.., quả là một phong thái hết sức ung dung, tự tại. Nhớ Nguyễn Trãi khi xưa từng theo Lê Lợi đi đánh giặc, ngồi viết Thư gửi Vương Thông, Thư gửi Phương Chính…, lấy điều hơn lẽ thiệt dụ địch ra hàng/ từ bỏ dã tâm xâm lược, khi kháng chiến kết thúc lại viết Cáo bình Ngô dậy sóng… ta mới chợt nhận ra rằng cảnh mây trời non nước ấy đâu có phải ở chốn trần ai mà đã là nước non tiên cảnh. Nguyễn Trãi đã thành tiên ông ngồi trên tảng đá rêu phong vuốt chòm râu bạc, hay lững thững đi tìm một nơi bóng mát nằm nghe gió thông reo, đắm mình trong âm thanh tiếng suối.

Nếu chỉ có sáu câu thơ này thôi, cảnh trí Côn Sơn cũng đã rất đẹp với rừng thông vi vút, tiếng suối chảy róc rách đêm ngày, lại có cả một tiên ông đang thẩn thơ ngắm cảnh hóng mát. Nhưng dường như bạn đọc vẫn thấy thiêu thiếu một cái gì, một đường nét, một âm thanh nào đó để bức tranh sơn thuỷ thêm toàn mĩ. Cái thiêu thiêu ấy là một dáng trúc :

Trong rừng có bóng trúc râm

Nếu như cây thông tượng trưng cho chí khí của người quân tử thì trúc (trong nhóm bốn loài cây mai, lan, cúc; trúc) chính là người bạn tri kỉ của thi nhân. Thông vươn mình đứng thẳng, đối đầu với gió táp mưa sa tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, trúc mềm mại thanh tao tựa như ngòi bút của thi nhân, như tấm lòng của thi nhân rộng mỏ đón nhận hương sắc, âm thanh của đất trời. Bởi vậy nên ở câu thơ trên (“Trong ghềnh thông mọc như nêm“) ta mới chỉ thấy bóng dáng của một tiên ông thì đến câu thơ này, thi nhân đã xuất hiện :

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Giọng thơ ngân nga, âm sắc vút lên đến độ cao lưng chừng (dưới mầu xanh mái) rồi lại lững lờ buông xuống (ta ngâm thơ nhàn) như làn khói lam  chiều vương vất trên những cành thông, ngọn trúc, theo gió lan dần xuống dưới thung xa.

Dáng trúc va câu thơ đã hoàn thiện bức tranh Côn Sơn, khiến cho nó trở thành một chốn bồng lai tiên cảnh thực thụ, nhất là khi trong đó thấp thoáng bóng dáng một thi nhân. Người thơ có nét bút mềm mại thanh tao của một cành trúc, lại tiềm ẩn chí khí, tấm lòng ngay thẩng của một cây bách, cây tùng (thông), đã hoà điệu tâm hồn minh vào trong cảnh vật, tạo nên một bức tranh thơ bất tử.

III – LIÊN HỆ

  1. “Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Việt Nam kiệt xuất”. Hiệu là ức Trai, vốn người xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. “Là con Nguyễn Ưng Long tức Nguyễn Phi Khanh – nhà văn xuất sắc thời Trần – Hồ, và là cháu ngoại Trần Nguyên Đán – nhà văn và tể tướng cuối triều Trần.

Nhìn chung, Nguyễn Trãi trước hết là một anh hùng dân tộc, một con người chân chính, dũng cảm, đã phấn đấu suốt đời mình cho sự nghiệp độc lập và giàu mạnh của đất nước. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn hoá lớn với những cống hiến đột xuất về nhiều phương diện : tư tưởng thiên tài về chính trị, về quân sự, về triết học, ý thức tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, quan điểm các dân tộc đều bình đẳng, nhận thức tiến bộ về vai trò của âm nhạc trong đời sống, những đóng góp về địa lí học, v.v. Đặc biệt, Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà văn ưu tú bậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam, một đỉnh cao của thế kỉ XV, người kết thúc chặng đường phát triển trên năm thế kỉ văn học thành văn đầu tiên mà nhiệm vụ trung tâm là tìm về dân tộc. Cho nên, ở Nguyễn Trãi có sự kết tinh cao nhất của chủ nghĩa yêu nước với Bình Ngô đại cáo, bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai trong lịch sử Nhà nước Đại Việt, và với tập Quân trung từ mệnh, một mẫu mực về văn học ngoại giao, luận chiến với giặc. Nhưng ông còn vươn cao lên trên chủ nghĩa yêu nước quá khứ, ở chỗ đã rọi sáng cho tư tưởng yêu nước bằng một sự suy nghiệm xác đáng về tiến trình hưng vong của dân tộc trong lịch sử, từ đó tìm đường đi mới cho thời đại mình. Và nếu phạm trù triết học “nhân nghĩa” do Nguyễn Trãi phát hiện là kim chỉ nam cho chủ nghĩa yêu nước của ông để nó luôn luôn thích ứng với yêu cầu của giai đoạn lịch sử mới, thì mặt khác, tư tưởng “dân” cũng làm cho chủ nghĩa yêu nước đó được cụ thể hoá, có một mục đích rõ ràng thiết thực, làm động lực cho mọi hành động. Và cả hai phương diện “nhân nghĩa” và “dân” cũng sẽ là cơ sở thẩm mĩ cao nhất của mọi sáng tạo văn học giá trị của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước lấy dân làm nền tảng và lấy nhân nghĩa làm phương hướng vẫn không loại trừ ở ngòi bút Nguyễn Trãi khả năng thể hiện những tâm trạng cá nhân, những nỗi thao thức dằn vặt, cái “tôi” trữ tình. Có thể nói trong thơ văn ông ít nhiều đã có sự kết hợp giữa mặt miêu tả những hình tượng rộng lớn, có tầm đất nước, và mặt cá thể hoá những cảnh ngộ riêng, những nỗi buồn riêng của chính mình, về phương diện này, Nguyễn Trãi hẳn cũng là một trong những dâu nối quan trọng giữa văn học thế kỉ X-XV và văn học thế kỉ XVIII-XIX”.

NGUYỄN HUỆ CHI [Từ điển văn học, tập II, Sđd]

  1. “Côn Sơn ca — bài ca thiên nhiên và bài ca tâm trạng. Hai bài ca này quyện hòa thống nhất trong cảm xúc của thi nhân “Tình trong cảnh ây, cảnh trong tình này”. Vì vậy, khi phân tích ta có thể tách riêng để tìm hiểu, nhưng lại không được quên rằng chúng thống nhất trong một chủ thể trữ tình.

Nguyễn Trãi nhiều lần ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn, nhưng ít có điều kiện miêu tả trực tiếp như trong Bài ca Côn Sơn này. Trong bài ca, nhà thơ nói tới cảnh vật Côn Sơn khá đầy đủ : dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Đáng lưu ý là cảnh vật Côn Sơn được gợi lên bằng ngòi bút đặc tả : suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt; phiến đá Thạch bàn qua mưa, rêu phô xanh biếc như phủ chiếu êm ; cây tùng xoè tán lá như chiếc lọng xanh ; rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Với nét vẽ đặc tả này, cảnh Côn Sơn hiện lên mang những đặc điểm riêng không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thuỷ hữu tình nào […].

Nguyễn Trãi kết thúc Bài ca Côn Sơn với hai câu thơ đầy tâm trạng :

Sào, Do bằng có tái sinh

Hãy nghe kh úc hát bên ghềnh Côn Sơn.

Nguyễn Trãi đồng tình hay không đồng tình với Sào Phủ, Hứa Do – hai cao sĩ ẩn dật đời vua Nghiêu ? Thật không dễ gì giải mã hai câu thơ trên. Có điều đáng lưu ý, sau khi viết Bài ca Côn Sơn không lâu, Nguyễn Trãi lại hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước theo lời mời của Lê Thái Tông.

Xuân Diệu là người có “con mắt tinh đời” đã nhận ra “cái hơi văn mạnh mẽ như “cơn gió to trút sạch lá khô” của bài Côn Sơn ca, đã nhận ra Bình Ngô đại cáo và Côn Sơn ca “khi áp dụng vào hai phạm trù thì có hai thể hiện, tuy nhiên vẫn chỉ là bản lĩnh của ức Trai tiên sinh”.

LÃ NHÂM THÌN (Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998)

  1. Đọc thêm bài Đêm Côn Sơn của Trần Đăng Khoa :

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa

Ngoài thềm rơi cái lả đa

Tiếng rơi rt mỏng như là rơi nghiêng

Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm

Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền…

Bng đâu vang tiếng sấm rền

Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương

Ngang trời kêu một tiếng chuông

Rừng xưa nổi gió, sui tuôn ào ào

Đồi thông sáng dưới trăng cao

Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm

Em nghe có tiếng thơ ngâm…

Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya.

1968

File PDF

Xem thêm

Sau phút chia li

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận